Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc phiên họp 44 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/4.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan Quốc hội và Chính phủ trong việc phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh chương trình làm việc linh hoạt, phù hợp.
Trong đó, các Uỷ ban của Quốc hội đã họp trực tuyến để thẩm tra, đảm bảo nội dung trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều nội dung lớn cũng được chuẩn bị theo cách thức làm việc mới, trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, dù Phiên họp lùi hơn một tuần do ảnh hưởng của dịch bệnh, trước đó Tổng Thư ký Quốc hội cũng có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan bằng hình thức làm việc phù hợp chuẩn bị kịp thời các nội dung nhưng đến hôm nay vẫn còn thiếu một số tài liệu.
“Điều này cần chú ý. Trong thời gian giãn cách không có nghĩa là không làm việc, để công việc ách tắc. Phải thay đổi phương thức làm việc” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Chính phủ trong tiếp thu ý kiến tại phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sớm triển khai gói an sinh hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Theo chương trình phiên họp, từ ngày 20-23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật, gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).
Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội; Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Đặc biệt là cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức và Báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 14.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dự phòng thời gian để xem xét các nội dung nếu đủ điều kiện./.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…
Trung tâm hành chính mới của các địa phương ở Hà Tĩnh được chọn phù hợp quy hoạch, đảm bảo không gian phát triển lâu dài, đáp ứng định hướng kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính.
Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh khóa XVIII, các nội dung liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Tĩnh nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.
Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ ân cần thăm hỏi, động viên các cụ, các mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
HĐND các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cao.
Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…
Tên các xã, phường mới sau sáp nhập ở Hà Tĩnh được đặt trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp xu thế hội nhập…, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 25/4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn TP Hà Tĩnh.