“Giãn cách xã hội không có nghĩa là không làm việc”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc phiên họp 44 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/4.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan Quốc hội và Chính phủ trong việc phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh chương trình làm việc linh hoạt, phù hợp.

Trong đó, các Uỷ ban của Quốc hội đã họp trực tuyến để thẩm tra, đảm bảo nội dung trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều nội dung lớn cũng được chuẩn bị theo cách thức làm việc mới, trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.

“Giãn cách xã hội không có nghĩa là không làm việc”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, dù Phiên họp lùi hơn một tuần do ảnh hưởng của dịch bệnh, trước đó Tổng Thư ký Quốc hội cũng có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan bằng hình thức làm việc phù hợp chuẩn bị kịp thời các nội dung nhưng đến hôm nay vẫn còn thiếu một số tài liệu.

“Điều này cần chú ý. Trong thời gian giãn cách không có nghĩa là không làm việc, để công việc ách tắc. Phải thay đổi phương thức làm việc” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Chính phủ trong tiếp thu ý kiến tại phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sớm triển khai gói an sinh hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Theo chương trình phiên họp, từ ngày 20-23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật, gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).

Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội; Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Đặc biệt là cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức và Báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 14.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dự phòng thời gian để xem xét các nội dung nếu đủ điều kiện./.

Theo VOV

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện để vận hành xã mới

Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện để vận hành xã mới

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Mong chờ cách làm mới từ bộ máy mới

Mong chờ cách làm mới từ bộ máy mới

Sau sắp xếp, sáp nhập, người dân được gì? Câu hỏi đó gửi gắm bao mong muốn, kỳ vọng của người dân Hà Tĩnh về một cơ cấu tổ chức mới gần gũi, trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn.