Chính sách, pháp luật phải chuyển từ mệnh lệnh hành chính sang phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

(Baohatinh.vn) - Chỉ đạo hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2017 với các tỉnh, thành sáng nay (23/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Tư pháp cần chủ động tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng chuyển từ mệnh lệnh hành chính sang phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn.

chinh sach phap luat phai chuyen tu menh lenh hanh chinh sang phuc vu nhan dan doanh nghiep

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 23/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2017. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh Lê Viết Hồng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Đánh giá kết quả công tác năm 2016, báo cáo của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Phan Chí Hiếu trình bày đã nhấn mạnh: Ngay từ đầu năm, bộ đã ban hành chương trình hành động của ngành và tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, nghiêm túc, trong đó đã tập trung chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ lớn với 112 đầu nhiệm vụ. Hầu hết các nhiệm vụ của bộ và toàn ngành ngày càng đảm bảo về chất lượng, kịp tiến độ, sát với chương trình đã xây dựng và kế hoạch chung...

chinh sach phap luat phai chuyen tu menh lenh hanh chinh sang phuc vu nhan dan doanh nghiep

Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh - Lê Viết Hồng cho rằng, đội ngũ công chứng viên trên địa bàn còn ít, cơ sở vật chất lạc hậu, trì độ quản trị yếu kém, thiếu chính sách để thu hút và đào tạo cán bộ công chứng... nên kết quả công tác trong lĩnh vực này chưa như mong đợi.

Triển khai nhiệm vụ năm 2017, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trên tinh thần chú trọng đến các yêu cầu về xây đựng nhà nước pháp quyền, tăng cường dân chủ, hoàn thiện thể chế; tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật, đảm bảo gắn kết chặt chẽ công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); kịp thời phát hiện và khắc phục những điểm chồng chéo, thiều động bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của của các cơ quan tư pháp và pháp chế; gắn thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế với đổi mới lề lối làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến gần với người dân...

Tham gia thảo luận, đại biểu các điểm cầu đã tập trung trao đổi, thảo luận về thực trạng việc thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật là các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh; vai trò của công tác pháp chế trong việc đảm bảo môi trường đầu tư, giảm phát sinh kiện tụng; công tác phối hợp giữa các ngành, các lực lượng trong thi hành án dân sự; công tác bồi dưỡng, hướng dẫn, tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính; trình hình, kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện Luật Công chứng cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành Tư pháp cần chủ động tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng chuyển từ mệnh lệnh hành chính sang phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn; tăng cường năng lực phản ứng của các chính sách; chủ động nghiên cứu, báo cáo chương trình xây dựng các bộ luật và việc xây dựng, ban hành các văn bản, bộ luật, đạo luật phải phục vụ lợi chung, không vì lợi ích nhóm; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao tinh thần phục vụ, hạn chế nhũng nhiễu; công tác thi hành án dân sự phải thực hiện công khai, hiệu quả, chính xác, tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành; tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật...

Năm 2016, công tác tư pháp ở Hà Tĩnh tiếp tục được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, bám sát chương trình, kế hoạch công tác của ngành và nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp, năm 2016, ngành đã xây dựng 48 văn bản QPPL, thẩm định 73 dự thảo văn bản QPPL, góp ý 134 văn bản QPPL; cùng với các các sở, ngành cấp tỉnh tổ chức 6.862 cuộc tuyên truyền miệng cho 384.608 lượt người, phát hành 95.348 tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật miễn phí và cấp huyện đã tổ chức 3.634 cuộc tuyên truyền miệng cho 399.554 lượt người, phát hành 151.180 tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật miễn phí; tổ chức 34 đợt trợ giúp pháp lý lưu động, hướng dẫn 736 vụ việc và kiểm tra, đánh giá chất lượng 28 vụ việc trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, kiểm soát thủ tục tư pháp, xây dựng ngành và thanh tra, giải quyết KNTC... đều đã được tập trung thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.