Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

(Baohatinh.vn) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII vào chiều nay (14/12), “tư lệnh” ngành Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Tú Anh đã đăng đàn trả lời các nội dung liên quan đến tổng vốn đầu tư toàn xã hội - 1 trong 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch của năm 2019.

Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh trả lời chất vấn tại kỳ họp

Quy trình, thủ tục… nhiêu khê!

Triển khai nhiệm vụ năm 2019, bên cạnh mặt thuận lợi, thì vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt các dự án trọng điểm được kỳ vọng là động lực tăng trưởng năm 2019 tiếp tục chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến kế hoạch huy động và giải ngân vốn tư toàn xã hội (ước đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, bằng 70,6% kế hoạch và bằng 80,5% so với cùng kỳ năm 2018). Đây là một trong các yếu tố tác động ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 của tỉnh.

Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

Mặc dù công tác cải cách hành chính được Hà Tĩnh tập trung triển khai nhưng cần phải có các giải pháp mạnh mẽ, thiết thực hơn để tạo môi trường đầu tư thuận lợi.

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh đã chỉ ra các nguyên nhân như: Hệ thống pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng còn nhiều bất cập, chồng chéo, gây ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hồ sơ, thủ tục đầu tư các dự án lớn.

Áp lực trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng nên việc tính toán, xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2019 có phần nôn nóng và đặt nhiều kỳ vọng vào động lực tăng trưởng từ các dự án lớn; trong khi đó chưa lường hết những khó khăn, thách thức nên các chỉ tiêu đề ra còn khá cao so với khả năng thực hiện. “Trách nhiệm là của tất cả chúng ta” - “tư lệnh” ngành khẳng định.

Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

Đặc biệt, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; đang còn nhiều chồng chéo dẫn đến khi dự án đầu tư vào phải đợi điều chỉnh quy hoạch, mất rất nhiều thời gian…

“Không có dự án nào trôi chảy mà phải mất thời gian điều chỉnh rất dài. Đây là trách nhiệm thuộc về cơ quan tổ chức thực hiện ở các cấp” - Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh cho hay.

Muốn phát triển thì phải thu hút đầu tư!

Tại kỳ họp, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề thu hút đầu tư, nâng cao tổng nguồn lực đầu tư trên địa bàn. Nhiều ý kiến chất vấn trực tiếp xoay quanh các nội dung cụ thể về vướng mắc trong thu hút dự án đầu tư trên địa bàn.

Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

Đại biểu Nguyễn Thị Nhuần (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên): Tỉnh ta có hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải pháp nào để doanh nghiệp tiếp cận các dự án đầu tư phù hợp.

Tham gia chất vấn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Nhuần (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) chất vấn: Tỉnh ta có hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải pháp nào để doanh nghiệp tiếp cận các dự án đầu tư phù hợp. Đồng thời, việc thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn cần ưu tiên phát triển được thực hiện như thế nào?

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh: Quan trọng nhất là công khai các thông tin quy hoạch, các doanh nghiệp chủ động tiếp cận. Việc thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn cần ưu tiên phát triển, hiện nay tỉnh đã có các chính sách liên quan đến địa bàn khó khăn, pháp luật đất đai cũng đã có quy định. Điều này thể hiện sự khuyến khích, tạo điều kiện cho địa bàn khó khăn của tỉnh…

Chưa thỏa đáng với câu trả lời của lãnh đạo ngành KH&ĐT, đại biểu Nhuần chất vấn: “Thời gian chấp thuận đối với những dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 20 - 30 năm thì có đủ cơ sở pháp lý hay không? Có khuyến khích được họ đầu tư hay không?.

Tiếp tục trả lời về nội dung này, người đứng đầu ngành KH&ĐT cho biết: Về thời hạn đầu tư 20 - 30 năm là dự thảo, chưa ban hành chính thức. Nhưng theo tham mưu của ngành thì nên có quy định này. Vì nếu cấp đất lâu dài cho các dự án nhỏ thì đến một lúc nào đó sẽ thiếu quỹ đất để thực hiện các dự án lớn.

Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) nêu ý kiến liên quan đến giá trị nộp ngân sách tối thiểu M3 của các dự án đầu tư có sử dụng đất

Đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) nêu ý kiến: Theo phản ánh của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư xã hội là nhiều dự án có chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai do vướng về giá trị nộp ngân sách tối thiểu của các dự án đầu tư có sử dụng đất (giá trị M3)?

Đồng quan điểm với vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Hổ (Tổ đại biểu thị xã Hồng Lĩnh) băn khoăn: Về giá trị M3, một số tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Bình đã làm được, vậy tại sao Hà Tĩnh thì không?

Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Sở KH&ĐT phân tích: Giá trị M3 trong trường hợp đấu thầu thì thị trường quyết định. Trong trường hợp chỉ định thầu thì nên thế nào? Mặc dù đã có hướng dẫn nhưng công thức tính chưa có. Thời gian qua, Sở đã có tham mưu UBND tỉnh 2 phương án để xác định giá trị M3…

“M3 không giống nhau nên việc lựa chọn phương án vừa đảm bảo môi trường đầu tư vừa không thất thoát ngân sách Nhà nước. Việc này rất khó. Với vai trò của mình, Sở đã tham mưu 2 phương án như đã trình bày. Vừa qua, Sở đã tham mưu tính giá trị M3 lần đầu tiên cho 1 dự án với mức 5%. Tuy nhiên, phải hiểu rằng, M3 chỉ là giá trị tăng thêm, còn “gốc” là giá đất ” - “tư lệnh” ngành KH&ĐT cho hay.

Đại biểu “xoay” Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh về việc doanh nghiệp “kêu” khó trong triển khai đầu tư

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn thông tin rõ hơn về giá trị M3 tại kỳ họp

Làm rõ hơn về giá trị M3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho hay: Nếu M3 cao quá thì ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; nếu thấp thì ảnh hưởng đến thu ngân sách. Mặc dù tỉnh rất quan tâm tìm hiểu nhưng rất mong hội đồng chia sẻ việc này vì đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể...

Như vậy, các vấn đề xung quanh tổng vốn đầu tư toàn xã hội, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và động lực phát triển của tỉnh được đại biểu quan tâm đề cập tại kỳ họp. Qua các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, có thể thấy rằng, vấn đề cốt lõi, “gốc” của mọi vấn đề là tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy năng lực. Điều này cần được hệ thống chính trị, các đơn vị liên quan quan tâm đặc biệt để giải quyết trong thời gian tới.

Rác thải nông thôn về đâu nếu “ngăn bước” nhà đầu tư xây dựng lò đốt?

Đặt câu hỏi về rác thải nông thôn về đâu với Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh, các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn: Phải chăng quy định thời hạn 15 năm đối với các dự án xử lý bằng công nghệ lò đốt đang “ngăn bước” nhà đầu tư tham gia xử lý rác thải ở các địa phương?

Về thời gian chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng một số lò xử lý rác thải tối đa chỉ 15 năm nên khó khăn trong thu hút đầu tư, Giám đốc Sở KH&ĐT cho rằng: Việc xác định thời hạn hoạt động của các dự án được căn cứ theo hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư và không trái với quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư; Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai.

Ngoài ra, thời hạn 15 năm là phù hợp với quy mô dự án (có quy mô nhỏ, tổng mức đầu tư khoảng 9-10 tỷ đồng) và tuổi thọ của lò đốt rác (thường từ 10-15 năm). Việc chấp thuận đầu tư các dự án lò đốt rác với thời hạn nêu trên chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt về xử lý rác thải trên địa bàn.

Về lâu dài, có thể công nghệ lò đốt nói trên không còn phù hợp, hiện nay trên thế giới và một số tỉnh đã áp dụng công nghệ xử lý đốt rác phát điện. Do đó, việc áp dụng thời hạn 15 năm cho các dự án xử lý bằng công nghệ lò đốt là phù hợp với quy định của pháp luật và xu thế phát triển của công nghệ đốt rác trong tương lai.

Chủ đề Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.