Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn 55/NHNN-TD đề nghị 9 ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh đề xuất của Ngân hàng Thế giới về việc cho Việt Nam vay khoảng hơn 11 tỷ USD cho khoảng 20 dự án trong vòng 5 năm tới.
Mùa xuân này, hàng trăm hộ gia đình vui đón năm mới trong ngôi nhà mới khang trang. Nguồn vốn vay nhà ở xã hội đã tạo động lực giúp công nhân, viên chức, người lao động thu nhập thấp... ở Hà Tĩnh nâng cao chất lượng cuộc sống.
2023 là năm bộn bề của cộng đồng doanh nghiệp, HTX và người dân Hà Tĩnh khi cùng lúc đối mặt nhiều thách thức do tác động của suy thoái kinh tế. Trước bối cảnh ấy, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa vực dậy nền kinh tế.
Bước vào năm mới 2024, các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đã kịp thời “bơm vốn”, giảm lãi suất cho vay để đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện những dự án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Tính đến đầu tháng 10, dư nợ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng khoảng 9,97% so với cuối năm 2022 và chiếm khoảng 21,7% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đối mặt khó khăn, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động tăng hạn mức cho vay, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ...
Hiện mới chỉ có 5 ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh giải ngân theo chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ với 7 khách hàng được thụ hưởng.
Các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh luôn tạo điều kiện để khách hàng vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ đến 30/6/2023 đạt 41.793 tỷ đồng, chiếm 44,8% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Ngày 28/5, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can là các giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm thuộc Công ty TNHH MTV TMDV Digital Credit, Công ty TNHH Fincap VN và Công ty TNHH Sofi Solutions về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Các quyết định đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.
Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện đạt khoảng 11.369 tỷ đồng, tăng 7,26% so với thời điểm cuối năm 2022.
Gói vay 500 tỷ đồng lãi suất ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vừa được Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II triển khai với khung lãi suất 7,5%/năm.
Các đối tượng đã tổ chức hoạt động cho vay với lãi suất cao trong một thời gian dài bằng nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi để đối phó với các cơ quan chức năng.
Nguồn vốn từ chương trình “Tín dụng xanh” của Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II đã tạo nguồn lực để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Hà Tĩnh mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Chủ tịch UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với L.H.T (SN 1984, trú tại thị trấn Nghèn - Can Lộc) về hành vi cho vay lãi nặng.
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam vừa phân bổ thêm cho tỉnh Hà Tĩnh 12 tỷ đồng chương trình cho vay nhà ở xã hội, nâng tổng nguồn vốn năm 2022 lên 92 tỷ đồng.
Cuối năm là thời điểm “nước rút”, nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tăng cao. Tuy nhiên, một số tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu nguồn vốn cho khách hàng do “room” - giới hạn cấp tín dụng cơ bản đã hết.
Trong bối cảnh lãi suất cho vay tăng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh...
Sau hơn 1 năm triển khai, 2 gói vay ưu đãi của Ngân hàng BIDV đã trở thành nguồn lực quan trọng giúp cán bộ, nhân viên ngành y tế ở Hà Tĩnh đầu tư xây dựng nhà cửa, phục vụ tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại cấp I trên địa bàn đẩy mạnh cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Hà Tĩnh đang đẩy mạnh triển khai 4 chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
Giai đoạn 2022 – 2025, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tại 6 huyện, thành, thị trong tỉnh sẽ được Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II cho vay 20 tỷ đồng để phát triển kinh tế theo “Chương trình tín dụng xanh hỗ trợ thanh niên Hà Tĩnh khởi nghiệp, lập nghiệp”.
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong 6 ngày đầu triển khai Quyết định số 5/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 19 - 25/5), đơn vị đã giải ngân cho vay đạt trên 112 triệu đồng.
Nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH tỉnh đã giúp hàng ngàn hội viên, nông dân Hà Tĩnh mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Hương Khê (thuộc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II) là “điểm tựa” để người nông dân mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình liên kết theo hướng hàng hóa, gia tăng lợi nhuận.
Nguồn vốn của các quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn đã giúp người dân nông thôn Hà Tĩnh xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập và góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Phát huy kết quả thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường “rót vốn” vào các lĩnh vực ưu tiên, góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.