Hà Tĩnh: Dư nợ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 19.415 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Tính đến đầu tháng 10, dư nợ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng khoảng 9,97% so với cuối năm 2022 và chiếm khoảng 21,7% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Từ đầu năm lại nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, trong đó luôn ưu tiên nguồn vốn cho ngành công nghiệp – xây dựng.

Hà Tĩnh: Dư nợ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 19.415 tỷ đồng

Dư nợ công nghiệp – xây dựng của ngành ngân hàng Hà Tĩnh chiếm khoảng 21,7% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn đang tăng tốc triển khai các dự án, công trình trọng điểm, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua Hà Tĩnh và nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trong tỉnh nên cần nguồn vốn đầu tư lớn. Theo đó, các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tiếp cận vốn tín dụng như: đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn. Đồng thời, các ngân hàng cũng từng bước giảm lãi suất cho vay, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Theo ngành chuyên môn, tính đến đầu tháng 10/2023, dư nợ lĩnh vực công nghiệp – xây dựng của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đạt trên 19.415 tỷ đồng, tăng khoảng 9,97% so với cuối năm 2022 và chiếm khoảng 21,7% tổng dư nợ toàn địa bàn. Trong đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn có dư nợ lĩnh vực này lớn như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Bắc Á Bank, HDBank, ACB, MB...

Hà Tĩnh: Dư nợ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 19.415 tỷ đồng

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua Hà Tĩnh đang được đẩy nhanh tiến độ thi công là cơ hội để các TCTD tăng trưởng dư nợ.

Những tháng cuối năm, NHNN tỉnh tiếp tục thực hiện điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các dự án trọng điểm của tỉnh.

Cùng đó, các ngân hàng tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ; triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ; triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của NHNN Việt Nam... Đây chính là cơ sở để các tổ chức tín dụng gia tăng dư nợ nói chung, đặc biệt là dư nợ trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng nói riêng.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

“Bến đỗ” của những dự án nghìn tỷ

“Bến đỗ” của những dự án nghìn tỷ

2024 tiếp tục là năm thắng lợi của Hà Tĩnh khi được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tin tưởng “rót vốn” đầu tư các dự án quy mô lớn. 22 dự án có tổng vốn gần 25.000 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương đầu tư là “cú hích” tạo niềm tin và động lực tăng trưởng bền vững cho tỉnh nhà trong giai đoạn mới.
Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.