Hà Tĩnh: Dư nợ tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đạt hơn 11.900 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Tổng dư nợ lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản của các ngân hàng ở Hà Tĩnh hiện chiếm khoảng 13,04% tổng dư nợ trên toàn địa bàn.

Nông - lâm - thuỷ sản là ngành kinh tế trụ cột trong kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh. Các lĩnh vực này đã giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Hà Tĩnh: Dư nợ tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đạt hơn 11.900 tỷ đồng

Nông - lâm - thuỷ sản là ngành kinh tế trụ cột của nền kinh tế.

Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chú trọng “bơm vốn” cho vay lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Đặc biệt, một số ngân hàng còn triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi có áp dụng đối với các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực này. Cụ thể là: cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Quyết định số 868/QĐ-UBND của UBND tỉnh...

Theo số liệu tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tính đến cuối tháng 7 năm 2023, dư nợ tín dụng đối với ngành nông – lâm – thủy sản đạt khoảng trên 11.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,04% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Hà Tĩnh: Dư nợ tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đạt hơn 11.900 tỷ đồng

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn tạo điều kiện tiếp vốn cho lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Để tiếp tục “tiếp sức” cho lĩnh vực nhiều lợi thế này, hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô 15.000 tỷ đồng. Theo đó, đối tượng vay vốn của chương trình tín dụng ưu đãi là các khách hàng có dự án, phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam được áp dụng thấp hơn tối thiểu từ 1% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ. Thời gian triển khai chương trình đến hết ngày 30/6/2024.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực lâm, thuỷ sản ở Hà Tĩnh được tiếp cận gói vay với lãi suất ưu đãi, góp phần phục hồi và phát triển hoạt động trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời, các ngân hàng trên địa bàn cũng có thêm dư địa để phát triển dư nợ trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.
Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Từ 15h ngày 5/5, giá xăng RON 95 giảm 50 đồng xuống 19.580 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 9 lần tăng giá và 9 lần giảm giá.