Dư nợ của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đạt 91.200 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Tính đến ngày 30/4/2023, dư nợ của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh ước đạt 91.200 tỷ đồng, tăng 4,59% so với thời điểm cuối năm 2022.

Những tháng đầu năm 2023, các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh tập trung cao cho công tác phát triển dư nợ với mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Theo đó, bên cạnh các chương trình tín dụng thông thường phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, triển khai các chính sách hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Dư nợ của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đạt 91.200 tỷ đồng

Các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đang tập trung cao cho công tác phát triển dư nợ với mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể là: chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ; các chương trình cho vay theo các quyết định hỗ trợ lãi suất của tỉnh (cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Quyết định số 868/QĐ-UBND của UBND tỉnh); các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh...

Tính đến ngày 30/4/2023, dư nợ của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh ước đạt 91.200 tỷ đồng, tăng 4,59% so với thời điểm cuối cuối năm 2022.

Nhìn chung, các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc NHNN Việt Nam, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần. Theo đó, lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến từ 4,5-10,5%/năm, trung và dài hạn phổ biến từ 10,5-13,5%/năm.

Dư nợ của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đạt 91.200 tỷ đồng

Các ngân hàng ở Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các dự án trọng điểm của tỉnh.

NHNN tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của ngành và UBND tỉnh.

Cùng đó, tiếp tục thực hiện điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các dự án trọng điểm của tỉnh; kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.