Choáng với bát phở tiền triệu, cơm hộp 29 triệu đồng ở Việt Nam

Những món bình dân ở Việt Nam như: phở, cơm chiên, bánh mỳ... được nâng tầm với nguyên liệu đắt đỏ thượng hạng có giá bán cao gấp cả trăm lần so với thị trường.

Phở "chọc trời" giá 920.000 một bát

Thực đơn của một nhà hàng trong tòa nhà Landmark81 (TP HCM) từng gây xôn xao dư luận với món phở “chọc trời” có giá lên tới 920.000 một bát, đắt gấp cả chục lần so với phở bình dân trên thị trường.

Choáng với bát phở tiền triệu, cơm hộp 29 triệu đồng ở Việt Nam

Bát phở có giá 920 nghìn đồng. Ảnh: @letrung_347

Theo giới thiệu của nhà hàng, nguyên liệu tạo nên bát phở bao gồm đuôi bò Úc, thịt bò Wagyu, bánh phở và rau gia vị. Bò Wagyu được mệnh danh là “thịt bò ngon nhất thế giới”, được xem là cực phẩm của người Nhật.

Để miếng thịt có vân mỡ xen kẽ được phân đều với từng sớ thịt như cẩm thạch, người Nhật nuôi bò Wagyu trong vòng 30 tháng mới lấy thịt. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bò được nghe nhạc, xoa bóp và nuôi tại những vùng núi với thời tiết trong lành, thuần khiết.

Choáng với bát phở tiền triệu, cơm hộp 29 triệu đồng ở Việt Nam

Menu của nhà hàng với món phở đắt đỏ

Thịt bò Wagyu cũng chính là nguyên liệu trong bát phở đắt nhất thế giới Phở AnQi, được bán ở Mỹ với giá 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng).

Trên thị trường, tùy từng loại mà bò Wagyu có giá 3-7 triệu đồng/kg, thậm chí cả chục triệu đồng/kg.

Hộp cơm có giá 29 triệu đồng ở Hà Nội

Chỉ là cơm văn phòng nhưng hộp cơm đặc biệt này được một nhà hàng chào bán với mức giá đắt đỏ lên tới 29 triệu đồng/ hộp. Đây được mệnh danh là “cơm hộp đắt nhất Việt Nam”.

Theo đó, suất cơm 29 triệu đồng có thành phần chủ yếu là thịt bò Kobe A5, giống bò đắt nhất thế giới với giá bán hiện tại khoảng 14.500.000 vnđ/kg. Lượng bò sử dụng trong suất cơm này vào khoảng 1,5 kg.

Choáng với bát phở tiền triệu, cơm hộp 29 triệu đồng ở Việt Nam

Hộp cơm có giá 29 triệu đồng ở Hà Nội

Vì thế, nếu chỉ tính riêng phần thịt bò đã có giá thành gần 28 triệu đồng. Ngoài ra, trong suất cơm hộp đặc biệt này còn có thêm rau, ngô và nước sốt đi kèm, thức ăn cũng được đựng trong hộp gỗ với thiết kế riêng.

Theo chia sẻ của đại diện nhà hàng, cơm hộp đắt đỏ này chủ yếu dành cho những người có điều kiện kinh tế, có gu ẩm thực, sành ăn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để được thưởng thức đặc sản.

Bánh mỳ "siêu đắt" giá 2,2 triệu đồng ở TP.HCM

Một nhà hàng ở TP. HCM cũng từng gây xôn xao dư luận khi đưa ra thực đơn với bánh mỳ “siêu đắt” giá 2,2 triệu đồng. Mức giá này được xem là gấp cả trăm lần lần so với những chiếc bánh mỳ kẹp thịt, pate trên thị trường.

Theo lý giải của nhà hàng, chiếc bánh mỳ được làm từ nguyên liệu đắt đỏ, với phần nhân là sự kết hợp giữa gan ngỗng béo và sườn heo nướng. Mỗi chiếc bánh mì, nhà hàng dùng khoảng 4 miếng gan ngỗng khoảng 40 gram/ miếng.

Choáng với bát phở tiền triệu, cơm hộp 29 triệu đồng ở Việt Nam

Bánh mỳ “siêu đắt” giá 2,2 triệu đồng ở TP.HCM

Quy trình làm khá kỳ công, gan ngỗng được áp chảo cho mỡ chảy ra, đầu bếp sẽ dùng phần nước mỡ rưới lên toàn bộ bánh mỳ vào khâu cuối để tạo độ béo, ngậy. Sườn cũng được nướng đảm bảo độ mềm, ngọt của thịt. Ngoài ra, nguyên liệu làm nên chiếc bánh mỳ đắt đỏ này còn có trứng cá tầm, rau sống, dưa leo, cà rốt thái sợi...

Một phần bánh có thể đủ ăn cho 2-3 người, thực khách có thể được tặng thêm khoai lang, rượu sâm banh khi đến thưởng thức.

Cơm chiên dát vàng đắt đỏ

Món cơm chiên đặc biệt này được một nhà hàng ở TP. HCM đưa vào menu phục vụ thực khách với tên gọi là cơm chiên tỷ phú, có giá 880 nghìn đồng.

Choáng với bát phở tiền triệu, cơm hộp 29 triệu đồng ở Việt Nam

Cơm chiên dát vàng đắt đỏ ở TPHCM

Nguyên liệu tạo nên suất cơm đắt đỏ bao gồm những nguyên liệu như gạo Nhật, bò Mỹ Black Angus, gan ngỗng, nấm Truffles, lạp xưởng Hong Kong cùng một miếng vàng dát mỏng phủ lên trên.

Phần cơm chiên được chế biến cầu kỳ. Khi ăn thực khách trộn đều tất cả các nguyên liệu và thưởng thức nóng hổi. Phần cơm dẻo, ăn cùng gan ngỗng béo ngậy hòa tan cùng vị ngọt đậm đà của thịt bò, lạp xưởng tạo nên nét đặc trưng riêng cho món ăn.

Theo Hiệp Nguyễn/dantri

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...