Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021

Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021 là 7 ngày liên tục.

Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021

Ảnh minh họa

Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng vừa đồng ý về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Theo đó, dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu sẽ kéo dài 7 ngày, gồm 2 ngày trước Tết, 3 ngày sau Tết và 2 ngày nghỉ cuối tuần.

Cụ thể, công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày liên tục, từ ngày 10.2.2021 đến ngày 16.2.2021 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).

Trước đó, tờ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu, việc nghỉ này đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa hài hòa, phù hợp vì số ngày nghỉ trước Tết là 2 ngày không quá ngắn, số ngày nghỉ sau Tết bao gồm 3 ngày Tết và 2 ngày nghỉ bù (thứ Bảy - Chủ Nhật) là phù hợp, công chức, viên chức chủ động thời gian đi lại, giao thông vận tải hành khách cũng đỡ bị áp lực vào thời gian trước Tết.

Đối với người lao động không phải là công chức, viên chức (gọi tắt là người lao động), người sử dụng lao động bố trí lịch nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động như sau:

Lựa chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch.

Thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2021 là bốn ngày. Từ ngày Thứ Năm 2.9 đến ngày Chủ Nhật 5.9.

Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên được Thủ tướng giao nhiệm vụ bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, cá nhân.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Theo Báo Lao động

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.