Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

(Baohatinh.vn) - Trên tinh thần đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của ngành GD&ĐT và giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới đã được phân tích, thảo luận thẳng thắn.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Sáng 27/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về tình hình giáo dục trong thời gian qua và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Bất cập về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên

Khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất và đội ngũ là hai vấn đề trọng tâm mà Sở GD& ĐT báo cáo tại buổi làm việc. Theo đó giai đoạn 2015-2020, việc sắp xếp trường lớp chủ yếu thực hiện ở bộ máy, trên thực tế cơ sở vật chất vẫn giữ nguyên nên có nhiều điểm trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Thị Quỳnh Diệp báo cáo tình hình GD&ĐT thời gian qua

Hà Tĩnh hiện có 668 trường mầm non và phổ thông trong đó có 30 trường ngoài công lập. Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3, chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

100% trường mầm non tổ chức bán trú, 95,3% số trẻ ăn bán trú; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được chú trọng; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5%. Chất lượng giáo dục phổ thông được duy trì, ổn định và có sự chuyển biến tích cực; công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Thầy Nguyễn Đình Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê: Do tăng dân số cơ học và thiếu giáo viên từ nhiều năm nên việc dạy học, đặc biệt là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn còn nhiều khó khăn.

Việc quy hoạch về một mối chưa thể thực hiện bởi nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương gặp khó khăn. Hiện việc phân bổ dự toán cho các địa phương không giao cụ thể chi thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, nhất là việc phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, huy động các nguồn lực, giải quyết mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Thiết bị dạy học thiếu và không đồng bộ, thiết bị dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 không được đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Thầy Nguyễn Nam Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng: Để hướng đến mô hình tự chủ, thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, trường rất cần sự quan tâm của tỉnh trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Về đội ngũ, toàn tỉnh hiện có 153 công chức quản lý nhà nước về giáo dục các cấp; 21.054 viên chức, trong đó quản lý 1.616 người, giáo viên đứng lớp 17.569 người, giáo viên tổng phụ trách đội 374 người, nhân viên hỗ trợ phục vụ 1.495 người. Dù thời gian qua, ngành đã được tuyển dụng bổ sung, nhưng so với kế hoạch năm học, đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông thiếu, cơ cấu giáo viên theo bộ môn chưa hợp lý. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, những năm tới Hà Tĩnh sẽ thiếu giáo viên các môn đặc thù (Ngoại ngữ, Tin học, Nhạc, Mỹ thuật, Kinh tế, Pháp luật)…

Thực tế hiện nay giáo viên thiếu nhưng nguồn tuyển dụng khó khăn, nhất là đối với giáo viên mầm non, tiểu học; học sinh có năng lực ít thi vào ngành sư phạm, đội ngũ giáo viên giỏi dần thiếu hụt.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn: Quy định trường chuẩn quốc gia theo yêu cầu mới của Bộ GD&ĐT ngày càng cao, đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi nguồn lực mà địa phương huy động không thể đáp ứng, vì thế rất cần sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh.

Tại buổi làm việc, ngành giáo dục cũng đề xuất UBND tỉnh một số nội dung: Xem xét quyết định biên chế công chức quản lý giáo dục của các phòng giáo dục và đào tạo phù hợp vị trí việc làm và thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh. Bố trí đủ giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ban hành mức thu học phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để phục vụ công tác quản lý và mức thu học phí theo khung của Chính phủ. Bố trí nguồn vốn để bổ sung phòng học, phòng chức năng theo chuẩn mới của Bộ GD&ĐT. Thông qua đề án thí điểm tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, ban hành chính sách thu hút người giỏi, kéo dài chính sách hỗ trợ đối với giáo viên cốt cán, khuyến khích giáo viên tiếng Anh tự học để đạt chứng chỉ quốc tế….

Chủ động tham mưu bổ sung nguồn lực

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Góp ý tháo gỡ khó khăn cho ngành giáo dục trước những vấn đề bất cập, đại biểu các sở, ngành cho rằng, vấn đề thiếu giáo viên là thực trạng kéo dài từ nhiều năm nay, đặc biệt là khi chuyển đổi hệ thống mầm non từ bán công sang công lập và do dân số cơ học tăng theo từng năm.

Để giải quyết vấn đề này, Sở GD&ĐT cần có sự chủ động phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tham mưu bổ sung biên chế, cùng với đó, các trường học bố trí tối đa sỹ số học sinh/lớp theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa: Thời gian qua, Sở Nội vụ đã tăng cường công tác tham mưu xin biên chế, tuy nhiên đề nghị Sở GD&ĐT có sự chủ động vào cuộc. Ngoài ra, sở cũng cần rà soát sớm số lượng học sinh tăng cơ học hàng năm để có sự tham mưu kịp thời; tiếp tục thực hiện biệt phái giáo viên, tăng sỹ số học sinh trên lớp theo quy định.

Đối với việc giải quyết tình trạng giáo viên thừa thiếu cục bộ, ngành cần tiếp tục tham mưu thực hiện việc biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, đồng thời tăng cường giáo viên cho các trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Các đại biểu cũng cho rằng, để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài cơ chế thu hút sinh viên giỏi mới ra trường, ngành cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Trần Việt Hà: Để có cơ sở tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, Sở GD&ĐT cần rà soát cụ thể việc quy hoạch sáp nhập trường lớp, thống kê các hạng mục cần đầu tư xây dựng, từ đó tổng hợp để các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh.

Đối với vấn đề cơ sở vật chất, thời gian qua, tỉnh đã có sự quan tâm lớn đối với ngành thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu, các nguồn lực xã hội hóa. Tuy nhiên trong điều kiện kinh phí địa phương còn khó khăn, Sở GD&ĐT cần rà soát cụ thể việc quy hoạch trường lớp, thống kê các hạng mục cần đầu tư xây dựng, có sự tổng hợp để các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận những thành quả đáng tự hào của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh trong thời gian qua, đặc biệt là những kết quả nổi bật về chất lượng mũi nhọn được thể hiện qua các kỳ thi.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để giáo dục phát triển, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cho rằng: Cần có cơ chế quy hoạch lại hệ thống trường lớp phù hợp, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới. Ở các cấp học, tiếp tục tăng cường đổi mới, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nhân văn, tạo điều kiện cho học sinh phát triển phẩm chất năng lực. Làm tốt công tác phân luồng, đào tạo học sinh sau THCS, THPT gắn với nhu cầu thực tế để góp phần giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trên địa bàn Hà Tĩnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải: Cả hệ thống chính trị vào cuộc tháo gỡ khó khăn, phát triển giáo dục, đào tạo

Về chế độ, chính sách cho giáo viên, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở GD&ĐT có báo cáo cụ thể gửi các ban, ngành liên quan để kịp thời nghiên cứu, xem xét tham mưu UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các cấp chính quyền địa phương quan tâm sâu sát hơn đối với ngành giáo dục để lắng nghe những ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các nhà trường.

Đối với những kiến nghị, đề xuất và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu văn phòng tổng hợp cụ thể, chi tiết, trình UBND để giải quyết kịp thời những vấn đề có thể.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.