Chú trọng hơn nữa việc giáo dục lý tưởng, truyền thống cho thế hệ trẻ

Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh (HS) thường chơi game, nghe nhạc, xem ti vi. Nhiều em quá mê trò chơi điện tử quên cả học hành, ăn uống… Thậm chí có nhiều vụ án đau lòng xảy ra mà hung thủ là những thanh thiếu niên, những người chưa ý thức được hành vi của mình. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi.

Đối tượng Phạm Thanh Bình bị khởi tố vì tung ảnh "nóng" làm nhục người khác
Đối tượng Phạm Thanh Bình bị khởi tố vì tung ảnh "nóng" làm nhục người khác

Cách đây không lâu, mọi người choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục theo kiểu “dạy dỗ” rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều HS khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Dư luận hết sức bất bình trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông.

Trước tình trạng báo động đó, ngành GD-ĐT đã hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; đưa các bài hát dân ca, các trò chơi dân gian vào trường học đã tạo nên một không khí mới cho việc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc, giúp các em hướng về cội nguồn và hiểu hơn những giá trị độc đáo của văn hóa dân tộc và rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm…

Với môn học Lịch sử, ngành đã thay đổi phương pháp để môn học thực sự hấp dẫn với các HS. Để giúp các em hiểu rõ nguồn gốc, quá trình hình thành một số di tích, các thầy cô đã dành nhiều công sức sưu tầm tư liệu, hình ảnh để hoàn thiện đồ dùng dạy học bằng phương tiện trình chiếu phim tư liệu. Không những thế, HS còn được đi tham quan, tìm hiểu thực tế một số đền thờ và chăm sóc, quét dọn di tích, nhặt rác, nhổ cỏ, tưới cây xanh…

Song song với ngành GD&ĐT, đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động như trao đổi, tọa đàm, nghe nói chuyện chuyên đề, mít tinh kỷ niệm, tổ chức cho thanh niên gặp gỡ các nhân chứng, tìm hiểu các di tích lịch sử, khu lưu niệm... giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn ý nghĩa lịch sử của những sự kiện, ngày lễ cũng như truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quê hương, đất nước, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng giải phóng dân tộc trên quê hương Hà Tĩnh như chí sỹ yêu nước Phan Đình Phùng, cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Trần Phú, Lý Tự Trọng, tìm hiểu về Ngã ba Đồng Lộc…

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận thanh niên, làm thay đổi các quan điểm của họ về giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, vì thế, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng để giúp họ hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các ngành, các cấp, xã hội và gia đình cần tăng cường thời gian, nội dung giáo dục truyền thống, lịch sử văn hóa cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu hơn về quá khứ cha ông và có hành động đúng đắn xây dựng xã hội mới.

Đọc thêm

Chăm lo con chữ cho trẻ em dân tộc Chứt

Chăm lo con chữ cho trẻ em dân tộc Chứt

Thời gian qua, sự nỗ lực của Bộ đội Biên phòng, cấp ủy chính quyền và các trường học đã giúp học sinh dân tộc Chứt (Hương Khê, Hà Tĩnh) hoà nhập và yên tâm học tập.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.
Rèn thói quen đọc sách cho con

Rèn thói quen đọc sách cho con

Hiểu rõ tác dụng của việc đọc sách, nhiều phụ huynh ở Hà Tĩnh đã rèn luyện thói quen này cho con và cùng con khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong thế giới tri thức rộng lớn.