Chuyện chưa kể về nữ VĐV Hà Tĩnh giành HCV môn đua thuyền Rowing tại SEA Games 31

(Baohatinh.vn) - VĐV người Hà Tĩnh Dư Thị Bông cùng Phạm Thị Ngọc Anh, Lê Thị Hiền, Hà Thị Vui đã xuất sắc giành HCV thứ 2 cho môn Rowing ở nội dung thuyền bốn nữ đơn mái chèo hạng nặng với thời gian 7 phút 4 giây 058.

Chuyện chưa kể về nữ VĐV Hà Tĩnh giành HCV môn đua thuyền Rowing tại SEA Games 31

Các vận động viên Phạm Thị Ngọc Anh, Hà Thị Vui, Lê Thị Hiền, Dư Thị Bông của Việt Nam trên đường về đích, giành huy chương vàng nội dung thuyền bốn nữ hạng nặng chèo đơn. Ảnh Thanh Hải

Gần một ngày sau khi cùng 3 đồng đội trong đội tuyển Rowing Việt Nam giành tấm HCV nội dung thuyền bốn nữ đơn mái chèo hạng nặng tại SEA Games 31, VĐV Dư Thị Bông (SN 2001, trú xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn còn rất xúc động và hạnh phúc.

Chia sẻ với Báo Hà Tĩnh, Bông cho biết: "Đua thuyền Rowing là bộ môn có sự chi phối nhiều từ điều kiện tự nhiên khi thi đấu như hướng gió, sóng… Trong ngày em thi đấu, con nước và hướng gió tại khu huấn luyện đua thuyền thành phố Hải Phòng có chiều thổi ngược với hướng đua của các tuyển thủ. Đây là những bất lợi chung cho các đội tuyển tham gia. Mặc dù vậy, ở lượt thi trước đội của em, các VĐV Phạm Thị Huệ, Đinh Thị Hảo, Hồ Thị Lý và Phạm Thị Thảo - đội thuyền bốn nữ hạng nặng hai mái chèo xuất sắc giành HCV đã tạo động lực để em và đồng đội cố gắng.

Cùng với quá trình tập luyện nghiêm túc, việc tập trung trong khoảng thời gian thi đấu vô cùng quan trọng. Trong đua thuyền, đôi khi chỉ mất tập trung một khoảnh khắc thôi là đã làm mất một nhịp chèo, gây ảnh hưởng đến toàn đội. Tấm HCV lần này là kết quả tuyệt vời, mở ra cho em thêm nhiều kỳ vọng mới ở bản thân".

Trước khi chạm tay vào chiếc HCV danh giá của SEA Games 31, Dư Thị Bông đã từng giành rất nhiều thành tích tại các giải đua thuyền Rowing trong nước và khu vực. Đó là HCV Giải trẻ Đông Nam Á năm 2019; HCV Giải trẻ châu Á năm 2019; HCV nội dung thuyền đôi mái chèo đơn nữ hạng nhẹ và HCV thuyền bốn mái chèo đơn hạng nặng tại Giải Rowing & Canoeing vô địch các CLB toàn quốc năm 2020; HCV nội dung đôi nữ hạng nhẹ và HCV nội dung thuyền bốn nữ hạng nặng tại Giải Đua thuyền Rowing vô địch quốc gia năm 2021.

Chuyện chưa kể về nữ VĐV Hà Tĩnh giành HCV môn đua thuyền Rowing tại SEA Games 31

Các vận động viên thuyền bốn nữ hạng nặng chèo đơn đã nỗ lực cao độ, giành thành tích ấn tượng. Ảnh Thanh Hải

Nhìn vào bảng thành tích đó, ít ai biết rằng, tay đua “thượng hạng” ấy lại từng là một VĐV bóng chuyền và đua thuyền chỉ là một “cú rẽ bất ngờ”.

Bông chia sẻ: “Em là con út trong gia đình nông dân có 2 anh em, từ nhỏ em đã có niềm đam mê với bộ môn bóng chuyền. Nhờ có lợi thế về chiều cao nên em được chọn vào đội bóng chuyền của Trường THCS Cẩm Trung, từng tham dự các giải của huyện, tỉnh và xuất sắc giành hai giải nhất”.

Đến tháng 4/2016, khi đang học lớp 9, trong lần ra tập bóng chuyền để tham dự 1 giải đấu tại nhà thi đấu Hà Tĩnh, Dư Thị Bông bất ngờ được 2 vị HLV đội đua thuyền Rowing Hà Tĩnh giới thiệu sang bộ môn này tập luyện và thi đấu.

Chuyện chưa kể về nữ VĐV Hà Tĩnh giành HCV môn đua thuyền Rowing tại SEA Games 31

VĐV Dư Thị Bông (thứ 5 từ phải sang) cùng đồng đội nhận HCV tai SEA Games 31. Ảnh Thanh Hải

“Hai thầy nói em có chiều cao và sải tay dài rất phù hợp với môn đua thuyền. Lúc đó em rất bất ngờ và vì chưa nghe đến bộ môn này nên em không đồng ý. Hai thầy đã tìm về tận nhà nói chuyện với bố mẹ. Gần một tuần sau, khi suy nghĩ kỹ, em mới đồng ý chuyển đổi môn thể thao” - Dư Thị Bông nhớ lại.

Dư Thị Bông quyết định xa gia đình gia nhập làng đua thuyền Rowing Hà Tĩnh. Vì điều kiện tập luyện của Hà Tĩnh không đáp ứng yêu cầu nên Bông phải một mình ra Hà Nội theo học bộ môn đua thuyền Rowing. Nếu như con đường đến với môn đua thuyền của Dư Thị Bông dễ dàng bao nhiêu thì con đường để chinh phục bộ môn này, gắn bó với nó lâu dài lại chông gai bấy nhiêu. Vì chưa bao giờ cầm chèo nên hành trang của Dư Thị Bông là con số 0 tròn trĩnh.

Chuyện chưa kể về nữ VĐV Hà Tĩnh giành HCV môn đua thuyền Rowing tại SEA Games 31

Chiều cao và sải tay dài là “căn nguyên” để Dư Thị Bông đến với môn đua thuyền. Ảnh NVCC

“Vì điều kiện cơ sở vật chất tại Hà Tĩnh không đảm bảo, em phải ra Hà Nội để tập luyện chuyên nghiệp. Vốn sợ nước, lại không biết bơi nên khi tập luyện cùng đồng đội ở hồ Tây em rất lo lắng, không dám lên thuyền. Tập luyện vất vả cộng với chưa quen với cuộc sống tự lập, nhiều lần chán nản, em nghĩ đến việc bỏ tập về quê nhưng rồi với ý chí và nghị lực, sự động viên kịp thời của gia đình, huấn luyện viên và đồng đội, em từng bước vượt qua khó khăn, dần thấy yêu bộ môn này. Thêm vào đó, thành tích tập luyện được cải thiện từng ngày khiến em càng thêm tự tin".

Chuyện chưa kể về nữ VĐV Hà Tĩnh giành HCV môn đua thuyền Rowing tại SEA Games 31

Nữ VĐV chia sẻ tấm huy chương vàng ở kỳ SEA Games năm nay là món quà tặng bố mẹ vì đã động viên suốt chặng đường đã qua. Ảnh NVCC

Nhìn gương mặt rạng rỡ của Dư Thị Bông khi cùng đồng đội giương cao lá cờ Tổ quốc, tôi biết, phút giây ấy, Bông đã tạm quên đi những mệt nhọc của quá trình cầm chèo rẽ nước, quên đi những ngày tháng cô đơn, một mình nơi đất khách để luyện tập và theo đuổi niềm đam mê.

“Ngày Bông thi đấu, chúng tôi đang bận làm việc ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) không thể trực tiếp cổ vũ. Giây phút nhìn con gái cùng đồng đội giành huy chương vàng, chúng tôi rất xúc động. Khi tôi gọi điện thoại, Bông nói tấm huy chương này là món quà tặng bố mẹ”, chị Trương Thị Khuyên (46 tuổi) - mẹ của VĐV Dư Thị Bông chia sẻ.

Thành tích tại SEA Games 31 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình chinh phục bộ môn đua thuyền Rowing của em. Trên hành trình đó, em may mắn có được sự ủng hộ của gia đình, sự quan tâm của các HLV, có sự đồng tâm hiệp lực của đồng đội. Đây sẽ là kỷ niệm đẹp đẽ trong cuộc đời VĐV, cũng là động lực để em tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên chặng đường kế tiếp. Sau SEA Games 31, em sẽ quay trở lại tập luyện, phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra, trước mắt là cùng đồng đội quyết tâm mang về tấm HCV cho đoàn đua thuyền Rowing Hà Tĩnh ở kỳ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc vào tháng 11/2022 tổ chức tại Hải Phòng.

Vận động viên Dư Thị Bông

Chủ đề SEA Games

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.