Chuyện những người "chèo đò” tận tụy...

(Baohatinh.vn) - Cô giáo đã trở thành người mẹ ở trường của học sinh (HS) khuyết tật, là điểm tựa giúp HS nghèo dân tộc Chứt đến trường và là động lực giúp các em có hoàn cảnh éo le vượt qua gian khó... Đó là những câu chuyện xúc động mà các giáo viên chia sẻ tại cuộc giao lưu Giáo viên chủ nhiệm giỏi do Phòng GD&ĐT huyện Hương Khê - Hà Tĩnh vừa tổ chức.

chuyen nhung nguoi cheo do tan tuy

Cô Nguyễn Thị Thanh Toàn Trường Tiểu học Hương Liên (Hương Khê) đã giúp em Hồ Thị Toan bám trường, học chữ

Cô Nguyễn Thị Thanh Toàn - giáo viên chủ nhiệm lớp 5B, Trường Tiểu học Hương Liên (Hương Khê - Hà Tĩnh), người gắn bó nhiều năm với các em HS dân tộc Chứt chia sẻ: “Trong lớp, tôi rất quý em Hồ Thị Toan, dù gia đình rất nghèo nhưng ham học và là cán bộ phụ trách học tập. Hơn 1 tháng trước, một sáng nọ, Toan không đến lớp vì bố mẹ đi rừng không biết khi nào về và phải nghỉ học để chăm sóc các em nhỏ. Ngay chiều hôm đó, tôi đến nhà thì gặp Toan đang ngồi ôm em, nước mắt lưng tròng vì nhớ lớp, nhớ cô.

Tôi liền tìm đến gia đình người bác ruột của Toàn vận động họ giúp trông các em nhỏ để Toan đến lớp. Suốt cả tuần, sáng tôi đến sớm, giúp Toan đưa các em đi gửi, chiều lại mua thức ăn đưa sang cho mấy chị em. Rồi tôi tìm gặp trưởng bản và dì ruột của Toan để tìm cách gọi mẹ em từ rừng về. Hơn 1 tuần kiên trì như thế, cuối cùng, mẹ Toan cũng đã về nhà để em yên tâm đến lớp. Ngày mẹ em trở về nhà, cô trò chúng tôi mừng rơi nước mắt. Với tôi, niềm hạnh phúc giản dị ấy đã bù đắp phần nào những khó khăn, vất vả của một giáo viên bám bản, dạy chữ cho con em người dân tộc Chứt”.

Trong câu chuyện của cô Nguyễn Thị Thu Hà - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A6 Trường Tiểu học thị trấn Hương Khê, thì cậu HS khuyết tật Tô Khánh Duy được mọi người trìu mến gọi “cậu học trò đặc biệt”. Duy không may bị khiếm thính bẩm sinh do di chứng của trận cúm rubela mà người mẹ mắc phải trong thời gian mang thai.

chuyen nhung nguoi cheo do tan tuy

Cô Nguyễn Thị Thu Hà luôn đồng hành với “cậu học trò đặc biệt" Tô Khánh Duy.

“Duy được phẫu thuật cấy ghép con chíp hỗ trợ vào tai, còn tôi được bố mẹ em nhờ đeo một thiết bị hỗ trợ để giao tiếp với em. Và cô trò chúng tôi đã dần đi qua những ngày gian khó để Khánh hòa đồng với lớp, biết đọc, biết viết. Rất nhiều lần, em không bắt nhịp được với buổi học, tôi đến gần vỗ về, ôm em trấn an rồi nói chậm, hướng dẫn em từng nét bút, dạy em cách phát âm, sửa từng tiếng đọc. Giờ nghỉ giải lao, tôi kèm cặp em, nói chuyện và chơi các trò chơi với Duy. Có những đêm, tôi cố gắng sắp xếp đến nhà hướng dẫn thêm cho em… Từng ngày kiên trì như vậy, Duy biết đọc, viết thành thạo, hòa nhập với bạn bè và vui vẻ tham gia các hoạt động của lớp, của trường”.

Còn cô Nguyễn Thị Lệ Nguyệt - Trường Tiểu học Hương Trạch chia sẻ về hành trình gian khó để chinh phục cậu học trò mồ côi cha, bướng bỉnh - Nguyễn Đức Phương, lớp 5C. “Phương sống biệt lập với bạn bè, thường nói tục, chửi bậy, đánh bạn, không chịu học hành. Tôi lặn lội tìm đến nhà em để nhờ sự đồng hành của mẹ, rồi đến cả nhà bà nội, nhưng tất cả đều thờ ơ, buông xuôi… Không bỏ cuộc, tôi trao đổi và bố trí các bạn học khá, ngoan ngoãn ngồi gần để giúp đỡ, kèm cặp em. Hàng ngày, ngoài việc kiên trì truyền đạt kiến thức cho Phương, tôi dành thời gian giải lao nói chuyện, tâm sự với em. Nhiều đêm, tôi còn đến kèm cặp em học đến tận khuya. Mẹ em cũng đã hiểu tấm lòng của cô giáo và bắt đầu hợp tác để cùng dạy em. Dần dần, Phương bắt đầu thay đổi, chăm phát biểu xây dựng bài, trao đổi, trò chuyện với các bạn. Rồi một ngày em nói với tôi: “Cô ơi, em tự học được rồi, cô không phải đến nhà kèm em nữa, em thương cô vất vả quá”.

22 câu chuyện xúc động về tình yêu thương mà các cô giáo ở huyện Hương Khê chia sẻ đã nói lên sự nhiệt huyết, tận tụy của những người chèo đò ở địa bàn vùng núi khó khăn. Như khẳng định của Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Hà Thị Hiền: “Với sự kiên trì, nỗ lực, tấm lòng yêu nghề, các thầy cô đã vừa nuôi mầm tri thức, vừa gieo hạt giống tâm hồn cho các em HS. Và khi bước vào đời, hành trang mà các em mang theo sẽ có cả những ánh mắt, nụ cười, những cử chỉ và việc làm đầy ắp nghĩa tình của các thầy, cô giáo”.

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.