Chuyện sen ở Thành Sen…

(Baohatinh.vn) - Từ thế kỷ trước, sen với người Thành Sen là bạn; trồng sen, chơi sen trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của cư dân phố thị.

Văn hóa sen

bqbht_br_z5510436811588-f62345e5922a72c5a90ea2e6f98eaf2a-938.jpg
Những đầm sen thơm ngát có mặt ở khắp nơi trong lòng TP Hà Tĩnh.

Sen ở Thành Sen có trong nhiều câu chuyện cổ và gắn bó với đời sống con người phố thị, trở thành một nét văn hóa độc đáo của cư dân nơi đây. Trước hết là sự liên quan đến tên gọi Thành Sen. Có tài liệu cho rằng, vào năm Nhâm Ngọ (1882) đời vua Tự Đức năm thứ 34, thành Hà Tĩnh được xây dựng, trong thành có nhiều hồ nước trồng sen, đến mùa hè sen nở rộ, hương thơm tỏa ngát cả vùng nên được gọi là Thành Sen. Cũng có chuyện kể lại, khi lỵ sở tỉnh Hà Tĩnh còn đặt tại Đạo thành Đại Nài (1853-1875), sau một đêm mưa to gió lớn, người dân và quan lại tỉnh hết sức ngạc nhiên khi thấy sen mọc đầy trong Hào Thành (xã Trung Tiết, nay thuộc phường Tân Giang), cho đó là “điềm lành” bèn dâng sớ tâu xin vua cho dời tỉnh thành về lại Trung Tiết. Từ đó, người ta còn gọi vùng đất này là Thành Sen. Ở một phương diện khác, có người lại cho rằng, Hào Thành được xây dựng theo kiểu kiến trúc vô-băng, giống hình bông sen 8 cánh nên được gọi tên như thế.

Những câu chuyện tuy khác nhau nhưng đã để lại trong tiềm thức của mỗi con người Thành Sen tình yêu sâu sắc với hoa sen, trong đó, có sự hàm ơn loài hoa thanh tao. Có lẽ xuất phát từ tình yêu ấy mà cây sen cũng luôn gắn bó và hiện hữu trong đời sống của cư dân phố thị. Gần như vùng nào của thị xã Hà Tĩnh xưa và thành phố ngày nay cũng đều có những hồ sen thơm ngát.

z5540497886766_4b5b746c958552a574e9bbd1cd60e894.jpg
Hoa sen rất gần gũi trong đời sống và văn hóa người Thành Sen.

Bà Trương Thị Linh - tổ dân phố Hợp Tiến (phường Thạch Linh) chia sẻ: “Tôi năm nay đã 80 tuổi, cũng là chừng ấy năm tôi được tắm táp trong những mạch nguồn văn hóa của hoa sen. Mùa sen thường nở đúng vào dịp mùa thu hoạch lúa. Thời đó, đầm sen nhiều lắm, hoa cứ sinh trưởng tự nhiên, xen kẽ giữa cánh đồng lúa hoặc phủ kín các ao hồ trong vùng. Chúng tôi cứ sống trong lẽ tự nhiên ấy, sen như một người bạn thân quen của chúng tôi”.

Khi nghĩ về văn hóa sen ở thành phố, tôi cũng nhớ đến đôi vợ chồng cựu giáo chức ở phường Bắc Hà, mấy chục năm, cứ mỗi mùa sen nở, ông bà lại chọn những bông đẹp nhất, tươi thắm nhất để kính cẩn dâng lên tượng Bác Hồ tại Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Loài hoa mang vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết đã thay cho bao tâm tư, tình cảm tôn kính của họ đối với vị Cha già của dân tộc. Dâng hoa sen tưởng nhớ Bác còn là cách những người con Thành Sen bày tỏ rằng, họ vẫn luôn khắc ghi và làm theo lời dạy của Bác.

Hoa sen đối với người dân Thành Sen luôn chất chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, gần như ai cũng dành sự yêu quý, trân trọng loài hoa này. Vào những dịp lễ, tết, sự kiện đặc biệt, hoa sen luôn được chính quyền thành phố và người dân ưu tiên sử dụng.

Những ước vọng cùng sen

bqbht_br_4-1470.jpg
Sản phẩm Sen Hào Thành được trưng bày tại chương trình tọa đàm: “Đẩy mạnh và tăng cường xuất khẩu, đầu tư và thương mại giữa các địa phương Việt Nam - Canada” tại Canada.

Nhiều năm trở lại đây, người thành phố đã quen với hình ảnh nhiều vùng ven đô tỏa ngát hương sen mỗi độ hè về. Kể từ năm 2021, sau dự án “Phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái tại thành phố Hà Tĩnh” do UBND thành phố phối hợp với Sở KH&CN thực hiện, diện tích trồng sen được mở rộng liên tục. Không chỉ có thế, những con người tâm huyết với sen đã nghiên cứu, học hỏi để đa dạng hóa nguồn giống. Và, bước đầu, họ đã thành công khi gieo trồng được các giống như: bách diệp Tây Hồ, sen cao sản, sen tứ thời, sen cánh trắng viền hồng, sen trắng huế, sen Oga Nhật Bản, sen quan âm, sen super, bỉ ngạn... Mỗi giống hoa đảm nhận chức năng riêng, giống thì cho thu hoạch hạt, giống dùng để ướp trà, giống lấy củ, giống lại tạo cảnh quan, lấy hoa… Đặc biệt, TP Hà Tĩnh cũng thành công trong xây dựng chuỗi sản xuất sen theo hình thức liên kết do HTX Sen Hào Thành chịu trách nhiệm đầu chuỗi, liên kết sản xuất với các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất vùng nguyên liệu, xây dựng thương iệu sản phẩm Sen Hào Thành.

434976109_404113955701466_592001011103444798_n.jpg
HTX Sen Hào Thành đẩy mạnh kênh thị trường với việc tiếp cận các nền tảng trực tuyến.

Anh Trần Tiến Sĩ - Giám đốc HTX Sen Hào Thành chia sẻ: “Từ động lực muốn phát huy nét văn hóa xưa của đất Thành Sen, tôi đã bén duyên với mô hình sản xuất sen. Thời gian đầu, tôi phải đối mặt với bao gian truân và thử thách, song, với sự hỗ trợ của UBND thành phố trong việc đầu tư quy trình sản xuất bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và sự đồng hành của bà con nông dân bản địa, đến nay, chuỗi sản xuất đã đi vào ổn định với trên 30 loại sản phẩm từ trà sen, hạt sen, rượu sen, ngó sen, củ sen... Trong đó, trà sen Hào Thành và rượu Hồng Liên đã đạt chuẩn OCOP 3 sao. Cùng với tập trung vào chế biến sâu, khai thác đa giá trị từ cây sen, chúng tôi đẩy mạnh kênh thị trường với việc tiếp cận các nền tảng Tiktok, Facebook, Youtube… để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Cùng đó, chúng tôi hoàn thiện quy trình đạt chuẩn VietGap để nâng cao chất lượng sản phẩm, kiến tạo hướng phát triển bền vững cho thương hiệu Sen Hào Thành”.

Hiện tại, sản lượng hằng năm của các vùng sản xuất đạt khoảng 20 tấn lá sen/năm, 50 tấn củ/năm và khoảng 18 tấn ngó sen/năm; đưa lại thu nhập từ 120-250 triệu đồng/ha/năm tùy loại sản phẩm. Đến nay, ngoài vùng sản xuất nguyên liệu sen ở thành phố được mở rộng hơn 30 ha, HTX Sen Hào Thành còn liên kết với nhiều địa phương trong tỉnh như Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh để thu mua nguyên liệu.

bqbht_br_sen-6-58.jpg
Vùng nguyên liệu sen đã được mở rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Cuối năm 2023, UBND thành phố đã ra quyết định phê duyệt dự án liên kết theo chuỗi giá trị trồng, khai thác, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm Sen Hào Thành. Đây chính là cơ sở để các địa phương, người sản xuất tiếp tục khai thác tốt thế mạnh, đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái. Những mô hình mới, giá trị mới từ cây sen tiếp tục được khai thác, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

Anh Nguyễn Minh Tuấn - Tổ trưởng Tổ hợp tác Sen Thạch Linh cho biết: “Với diện tích 7.000 m2 mặt nước, chúng tôi ưu tiên trồng sen, vừa cải tạo cảnh quan, khai thác mô hình thương mại, dịch vụ sinh thái khu vực sông Đông, vừa cung ứng nguyên liệu cho HTX Sen Hào Thành. Hiện, chúng tôi còn xây dựng thêm quầy hàng trưng bày các sản phẩm từ sen để thu hút khách hàng nhằm phát triển kênh thương mại và sẵn sàng kết nối với các đơn vị kinh doanh du lịch để tiếp đón du khách”.

Tháng 6, những đầm sen của thành phố đang vào mùa nở rộ, hương sen tỏa thơm khắp phố mang theo cả những khát khao, kỳ vọng của các cấp chính quyền và người dân về một thành phố mới hội nhập, phát triển nhưng vẫn đằm sâu nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Thành Sen.

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.