(Baohatinh.vn) - Khi mùa hạ vừa sang cũng là lúc sen nở rộ, tỏa hương thơm ngát khắp mọi miền quê Hà Tĩnh. Vẻ đẹp tinh khôi, dung dị của hoa sen luôn khiến lòng người say đắm.
Để khôi phục, phát huy nét văn hóa Thành Sen xưa và tạo nên những sản phẩm đặc trưng mới, năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai dự án "Phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái tại thành phố Hà Tĩnh”. Sau 3 năm triển khai, những đầm sen lớn ở các xã, phường như: Đồng Môn, Thạch Hưng, Thạch Linh, Văn Yên… như "khoác tấm áo mới" bởi màu sắc rực rỡ, mùi hương thơm ngát từ hoa sen đang đua nhau khoe sắc. Hiện nay, các đầm sen thuộc HTX Sen Hào Thành (TP Hà Tĩnh) trồng trên 30 chủng sen các loại. Các chủng sen phổ biến gồm: sen bách diệp Hồ Tây, sen tứ thời, sen cánh trắng viền hồng, sen quan âm trắng, sen quan âm hồng, sen bạch liên... Ngoài thẩm mỹ, các loại sen này còn cho giá trị kinh tế cao.
Từ khoảng tháng 5 đến tháng 7 là thời gian sen nở rộ, người dân tất bật thu hoạch hoa sen và các sản phẩm từ sen để bán… Sen phải hái vào đầu giờ sáng hoặc cuối buổi chiều để tránh thời gian ong, bướm thụ phấn. Khi hoa sen thụ phấn, các cánh hoa rất dễ rụng, thu hoạch sẽ kém hiệu quả. Hoa sen với hương thơm thanh khiết, thoang thoảng chút dịu ngọt xua tan phần nào cái nắng chói chang của mùa hạ. Nhiều hồ sen còn đầu tư thêm các tiểu cảnh, góc check-in như: chõng tre, lều lá cọ, thuyền, chum sành, bình hoa… để du khách ghi lại hình ảnh đẹp. Những bạn trẻ trong trang phục truyền thống đã tranh thủ tạo dáng bên các hồ sen đang bung nở.
Không chỉ riêng TP Hà Tĩnh, nhiều đầm sen ở huyện Thạch Hà cũng đang vào vụ thu hoạch. Bên cạnh các giống sen bản địa, nhiều hộ thử nghiệm gieo trồng các giống sen nhập khẩu như sen quan âm hồng, quan âm trắng... Bà Nguyễn Thị Tuyết (Trang trại Dương Thu, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) chia sẻ: "Vì rất yêu thích hoa sen nên gia đình chúng tôi có trồng 1 ha sen quan âm các loại. Ngoài trang trí nhà cửa, chúng tôi còn xuất bán hoa để bày biện mâm cỗ, thắp hương vào các ngày rằm, mùng 1. Đặc biệt, chúng tôi trồng xen kẽ trên ao nuôi cá, không tốn chi phí chăm sóc mà vẫn tăng thu nhập". Video: Mùa sen tháng 6 ở Hà Tĩnh
Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025 tại chùa Hang (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh) cầu cho quốc thái dân an và là dịp tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.
Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đại lễ được tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hằng năm vào rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.
Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân mà còn là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân với bậc tiền nhân.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Các hội thi được tổ chức trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân.
Lễ báo ân là dịp để cấp ủy, chính quyền và Nhân dân phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) bày tỏ niềm tôn kính và ghi nhớ công ơn của Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ.
Đã trở thành thông lệ, từ ngày 10-12 tháng Giêng hằng năm, người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại cùng nhau gói hàng nghìn chiếc bánh chưng dâng lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế.
Chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi (quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã giành chiến thắng và trở thành vị “Vua” mới của chương trình “Vua tiếng Việt” mùa 3.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành niềm tự hào, là minh chứng cho sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử, của quê hương kể từ 95 năm “đời ta có Đảng”.
Lễ tế Đức Thánh tổ nghề rèn là dịp để tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thuỷ tổ đã truyền dạy nghề cho nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đánh hồi trống khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh, giúp kích cầu, phát triển du lịch.
Lễ khai hội chùa Hương Tích nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế của khu di tích danh thắng quốc gia đến với bạn bè, du khách trong nước, quốc tế và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa, con người quê hương Hà Tĩnh.
Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh góp phần làm thay đổi diện mạo của các làng quê khang trang, sạch đẹp và đặc biệt là đời sống của Nhân dân ngày một được nâng cao.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Lễ mừng thọ người cao tuổi ở Hà Tĩnh dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2024 đã được các cấp chính quyền và gia đình tổ chức một cách văn minh, tiết kiệm nhưng rất trang trọng, vui tươi, ý nghĩa.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tết Ất Tỵ 2025, Khu di tích đền Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã đón gần 3 vạn lượt du khách tới dâng lễ cầu an.
Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Điểm chung lớn nhất để Đại danh y Lê Hữu Trác và Đại thi hào Nguyễn Du trở thành danh nhân thế giới chính là tinh thần nhân văn cao cả được thể hiện trong cuộc đời, sự nghiệp của mình.
Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, du khách từ nhiều địa phương về Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để tri ân và cầu mong năm mới bình an.