Có nên cưới rồi về mới dần dần có tình yêu

Tôi lo sợ lấy nhau về không có tình cảm, sống chung với người mình không hề yêu, điểm xấu bộc lộ ra lại càng chán nhau nhanh.

Tôi 24 tuổi, công việc ổn định, ngoại hình khá xinh xắn, dáng người mảnh mai, nhiều người tán tỉnh nhưng tôi chưa thấy hợp ai nên không chọn, vì cũng không muốn yêu chơi bời.

Trong những người tìm đến với tôi, những người mà bố mẹ tôi cảm thấy ưng thì tôi lại không hề tìm thấy một điểm gì hợp nhau trong cách suy nghĩ, nói chuyện. Ngược lại, tôi chẳng hề có tình cảm gì với họ, thấy nói chuyện rất nhạt. Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao nhiều người lại may mắn tìm thấy một nửa, còn tôi cứ mãi long đong?

co nen cuoi roi ve moi dan dan co tinh yeu

Ảnh minh họa.

Giờ có một người đang đến tìm hiểu tôi, mẹ tôi khá ưng, lại cũng gần nhà, có điều tôi thật sự không hề có tí tình cảm nào với anh.

Mẹ tôi suốt ngày bảo: "Nó được đấy con ạ, hiền lành, khỏe mạnh, lại gần nhà, sau này lấy nó mẹ con được gần nhau, lấy rồi từ từ có tình cảm". Tôi không hiểu sao mẹ có tư tưởng không muốn con gái lấy chồng xa, rồi lại vẫn cái quan điểm cũ đấy của các cụ "không yêu lấy nhau rồi từ từ có tình cảm".

Bố mẹ thấy tôi không có người yêu cứ rối cả lên. Họ hàng cứ gặp là lại hỏi, tôi thật sự mệt mỏi. Tôi cũng băn khoăn lắm, thương mẹ vất vả từ nhỏ, vì chúng tôi mà mẹ chịu đựng, hy sinh rất nhiều. Bây giờ đỡ hơn, cuộc sống gia đình tôi cũng khá, không phải giàu có nhưng chẳng thiếu gì.

Một phần tôi không hề có tình cảm với anh, một phần bố mẹ anh cũng là người làm lao động hiền lành nhưng lại tham của, keo kiệt, tôi sợ cuộc sống sau này không êm đẹp. Rồi nhiều lúc tôi còn cảm thấy rất khó chịu khi anh suốt ngày đến nhà tôi.

Giờ tôi thấy anh đúng là người hiền lành, lo làm ăn, có công việc ổn định tuy tính hơi sĩ diện hão. Tôi lo sợ lấy nhau về không có tình cảm, suốt ngày chung sống với người mà mình không hề yêu, người mà mình chẳng thể chia sẻ gì trong cuộc sống, rồi những điểm xấu trong tính cách bộc lộ ra lại càng chán nhau nhanh. Tôi phải làm sao đây?

Theo ngoisao.net

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.