Công nghệ kiểm soát nhiệt độ được phát triển cho các nhiệm vụ không gian của NASA có tiềm năng rút ngắn đáng kể thời gian sạc xe điện.
Cận cảnh phích cắm của trạm sạc điện công nghiệp. Ảnh: Chiradech/iStock
Một công nghệ thử nghiệm của NASA để làm mát thiết bị trong không gian có thể giúp giảm đáng kể thời gian sạc xe điện, Interesting Engineering hôm 10/10 đưa tin. Công nghệ mới cải thiện sự truyền nhiệt từ cáp sạc và có thể tăng đáng kể lượng điện mà các bộ sạc ngày nay cung cấp được cho xe điện. Điều này sẽ giảm mạnh thời gian sạc, thậm chí cho phép sạc từ 0% - 100% trong vòng 5 phút hoặc ít hơn, theo NASA.
NASA cho biết, dòng điện khoảng 1.400 ampe sẽ đủ để sạc một chiếc ôtô trung bình trong vòng 5 phút. Cơ quan này giải thích, các bộ sạc tiên tiến cung cấp dòng điện 520 ampe, trong khi các bộ sạc tiêu chuẩn thường cung cấp dòng điện dưới 150 ampe. Nếu tăng cao hơn 520 ampe, vấn đề xảy ra là bộ sạc bắt đầu tỏa nhiệt nhiều hơn đáng kể, thậm chí có khả năng gây nguy hiểm cho người dùng.
Tuy nhiên, NASA đã thử nghiệm một công nghệ có thể làm mát dây cáp mang điện tích cao một cách an toàn. Một nhóm chuyên gia từ Đại học Purdue đã phát triển Thí nghiệm Ngưng tụ và Sôi dòng chảy (FBCE) với sự tài trợ của NASA. Cụ thể, họ thực hiện các thí nghiệm truyền nhiệt và dòng chất lỏng trong môi trường vi trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Về cơ bản, họ sử dụng cáp làm mát bằng chất lỏng trên ISS để thử nghiệm phương pháp mới. Chất lỏng khi được dẫn tới các dây cáp nóng sẽ ở trạng thái cận mát, nghĩa là dưới nhiệt độ sôi. Sử dụng công nghệ FBCE, nhóm nghiên cứu từ Đại học Purdue đã đạt được mức 2.400 ampe trên một sợi cáp.
Con số này cao hơn rất nhiều so với 1.400 ampe - mức cần thiết để sạc ôtô trong 5 phút. Dù vậy, thử nghiệm này mới chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm có kiểm soát, khác với thử nghiệm trên ôtô trong điều kiện thực tế.
Trong tương lai, theo NASA, công nghệ mới có tiềm năng cung cấp dòng điện gấp 4,6 lần các bộ sạc xe điện nhanh nhất trên thị trường hiện nay bằng cách loại bỏ tới 24,22 kilowatt nhiệt, nhờ đó loại bỏ một trong những vấn đề chính khi sử dụng xe điện là thời gian sạc dài.
Cạnh tranh ngày càng tăng, chi phí leo thang và doanh số bán chậm lại đã giáng một đòn nặng nề vào các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản. Nhiều công ty đang cân nhắc các nỗ lực tinh giản để vượt qua những trở ngại của ngành.
Ngày 4/11 VinFast và Công đoàn Tài xế và Người lao động Durango tại Mexico đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng, bao gồm khả năng mua 3.000 xe điện VF 5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico.
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ các chủ sở hữu ô tô xăng chuyển đổi xanh sang các dòng ô tô điện VinFast VF 7, VF 8 và VF 9.
Vượt trội về trang bị so với các đối thủ chạy xăng, xe điện VinFast còn thu hút người dùng hơn nhờ chính sách ưu đãi lên đến hàng trăm triệu đồng đến hết tháng 11/2024.
Tại triển lãm ô tô quốc tế Philippines 2024, Toyota Motor Philippines đã chính thức giới thiệu mẫu Corolla Cross H2 Concept. Trong khi các mẫu xe thương mại của Toyota tại Philippines sử dụng pin để tạo thành hệ truyền động hybrid, Corolla Cross H2 Concept chạy bằng nhiên liệu hydro.
Ngày 26/10/2024, Công ty CP Tập đoàn 911 (Tập đoàn 911) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty CP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM về việc thuê, mua 2.200 ô tô điện VinFast, với mục tiêu thành lập thương hiệu “911 Taxi”.
Khi VinFast vượt qua tất cả các hãng xe nước ngoài để chiếm vị trí số 1 thị trường với doanh số hơn 9.300 xe điện trong tháng 9/2024, nhiều chủ cây xăng tư nhân chuyển hướng sang trạm sạc nhượng quyền V-GREEN càng củng cố niềm tin vào sự chuyển đổi của mình.
Toyota Việt Nam ra mắt Camry thế hệ mới tại triển lãm VMS 2024, lần đầu bán ra hai phiên bản hybrid, hướng đến chuẩn mực mới trong phân khúc sedan cỡ D.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh xe điện Philippines lần thứ 12 (PEVS), VinFast công bố giá và chính thức bắt đầu nhận đặt cọc mẫu SUV điện 5 chỗ ngồi VF 7.