Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng
Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng
Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Không ngừng nỗ lực thu hút đầu tư, sát cánh cùng doanh nghiệp (DN) trong suốt quá trình triển khai dự án, đến nay, TX Hồng Lĩnh đã hình thành được 4 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích trên 150 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 70%.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng
Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Năm 2009, dự án Nhà máy Sản xuất sợi của Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) chính thức được triển khai trên diện tích 6,7 ha ở CCN Nam Hồng với tổng mức đầu tư trên 80 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án đặt chân sớm vào địa bàn thị xã và tạo nền tảng cho sự phát triển công nghiệp của Hồng Lĩnh cho đến nay.

Ông Dương Đình Tân - Phó Giám đốc Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh cho biết: “Năm 2013, nhà máy chính thức đi vào hoạt động với công suất ban đầu 1,3 vạn cọc/năm. Đến nay, công suất nhà máy đã nâng lên 3,9 vạn cọc, tương đương với 7.000 tấn sợi/năm; giải quyết việc làm ổn định cho 320 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình khoảng 9 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, công ty đóng nộp ngân sách Nhà nước khoảng 20 tỷ đồng”.

...

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Nhà máy sản xuất sợi của Công ty Sợi Vinatex Hồng Lĩnh.

Cách đó không xa là nhà máy sợi của Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh với 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất găng tay, quần áo thể thao xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Âu. “Nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2019 với quy mô hơn 2.400 lao động, mức lương trên 5 triệu đồng/người/tháng. Thời gian gần đây, dù phải đối mặt với không ít khó khăn do ngành hàng may mặc bị cắt giảm đơn hàng, song, công ty vẫn nỗ lực đảm bảo 100% lao động được tham gia BHXH và hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội khác, đồng thời đóng góp khá lớn cho kinh tế địa phương. Chỉ tính riêng năm 2022, công ty đã nộp ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trợ lý Tổng Giám đốc công ty cho biết.

Tại CCN Trung Lương (diện tích 26,47 ha), nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch, đến thời điểm này đã có 15 DN, hộ sản xuất cá thể đi vào hoạt động với ngành nghề chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp. Các DN và hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho trên 250 lao động địa phương với thu nhập ổn định.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Thời gian qua, TX Hồng Lĩnh cũng không ngừng nỗ lực kêu gọi xã hội hóa việc xây dựng hạ tầng các CCN. Điển hình là sự ra đời của CCN Cổng Khánh 1 và Cổng Khánh 2. Theo đó, CCN Cổng Khánh 1 được thành lập vào năm 2016 với diện tích 45 ha, được UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư IDI đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, chủ đầu tư đã cơ bản đáp ứng yêu cầu để sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào SXKD. Còn CCN Cổng Khánh 2 với diện tích 35,2 ha, được UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã đạt khoảng 95% khối lượng. Nhà đầu tư đã đưa vào hoạt động Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh trên diện tích gần 10 ha, với công suất thiết kế dự kiến 100 triệu lít/năm, giải quyết việc làm ổn định cho trên 250 lao động.

Ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Kinh tế TX Hồng Lĩnh cho biết: “Trong số 4 CCN với diện tích trên 150 ha, có 3 cụm đi vào hoạt động. Đến nay đã thu hút được 32 DN vào SXKD với tổng số vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng; giải quyết việc làm ổn định cho gần 4.000 người. Đến nay, tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt trên 70,1%. Nếu tính cả các đơn vị tham gia SXKD trong lĩnh vực CN-TTCN đang hoạt động tại các xã, phường ngoài CCN, TX Hồng Lĩnh có trên 600 DN, cơ sở tham gia SXKD, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động với mức thu nhập bình quân 5,5-7 triệu đồng/người/tháng”.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Cụm công nghiệp Nam Hồng (phường Đậu Liêu) với diện tích trên 42 ha đến nay có tỷ lệ lấp đầy trên 82%.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Hoạt động hiệu quả của các CCN đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thay đổi diện mạo đô thị của TX Hồng Lĩnh. Tỷ trọng CN-TTCN hiện chiếm 55% trong cơ cấu nền kinh tế; giá trị sản xuất công nghiệp trong CCN đạt trên 700 tỷ đồng mỗi năm, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 39 triệu đồng/năm (2015) lên trên 65 triệu đồng (năm 2022). Hiện, TX Hồng Lĩnh tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu đầu tư mới, trong đó có các dự án quy mô lớn như: sản xuất sợi của Công ty CP Sợi Nghệ Tĩnh với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; sản xuất sợi nồi cọc của Công ty Nam Hồng Lĩnh với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng. Đặc biệt, hiện có 2 DN nộp hồ sơ xin đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Cổng Khánh 3 (diện tích 75 ha, phát triển đa ngành nghề) và Khu công nghiệp Bắc Hồng Lĩnh (diện tích 269 ha, định hướng các ngành điện tử và công nghệ cao). Đây là những dự án được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo sức bật mới cho nền kinh tế của đô thị phía Bắc Hà Tĩnh.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công thương khẳng định: “Với những lợi thế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, giao thông thuận lợi (nằm trên quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam, gần sân bay Vinh), TX Hồng Lĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH nói chung và phát triển CN-TTCN nói riêng. Hiện thị xã đã hình thành được 4 CCN, trong đó, nhiều CCN có tỷ lệ lấp đầy khá cao, đây là nền tảng mà không phải địa phương nào cũng có được”.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Ông Lê Thành Đông - Bí thư Thị ủy Hồng Lĩnh khẳng định: “Phát triển CN-TTCN là một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm để phát triển KT-XH của địa phương. Chính vì vậy, qua các thời kỳ, TX Hồng Lĩnh đã quan tâm ban hành rất sớm các chủ trương, chính sách để phát triển công nghiệp. Từ năm 2011, BCH Đảng bộ thị xã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về tiếp tục lãnh đạo phát triển CN-TTCN, thương mại - dịch vụ giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo. Đại hội Đảng bộ thị xã khóa VII xác định 3 nội dung đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là: “Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các CCN, thành lập thêm ít nhất 2 CCN; đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển DN”. Triển khai nội dung này, ngày 22/6/2022, BCH Đảng bộ thị xã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển các khu, CCN; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo”. Sau khi nghị quyết được ban hành, UBND thị xã đã xây dựng chương trình hành động cụ thể với các giải pháp đồng bộ để phát triển các khu, CCN, từng bước hình thành vóc dáng trung tâm công nghiệp nhẹ, trung tâm KT-XH và đô thị phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh”.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

UBND TX Hồng Lĩnh tôn vinh, gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 /2022.

Quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt này, cả hệ thống chính trị địa phương đã vào cuộc, triển khai và vận dụng hiệu quả các chủ trương, chính sách của tỉnh, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, mời gọi và đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình SXKD. Theo đó, những năm qua, TX Hồng Lĩnh đã thực hiện tốt các nội dung theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Những chính sách ưu đãi về tiền thuê đất; hỗ trợ công tác bồi thường, GPMB; hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật kết nối trong và ngoài khu, CCN; hỗ trợ dự án đầu tư SXKD trong khu, CCN… đã được thị xã vận dụng hiệu quả, nhờ đó đã tạo động lực cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Từ chính sách của Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND, TX Hồng Lĩnh đã hấp thụ được nguồn vốn đầu tư từ ngân sách 76,5 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN. Phần lớn nguồn vốn được đầu tư hỗ trợ xây dựng hệ thống đường kết nối vào các CNN: Cổng Khánh 1, Nam Hồng, Trung Lương.

“Ngoài nguồn lực từ các cơ chế, chính sách của tỉnh, TX Hồng Lĩnh cũng sớm xây dựng và ban hành các giải pháp, chính sách trong từng thời kỳ để tạo lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN, thương mại - dịch vụ, gắn với lộ trình cụ thể và các bước đi quyết liệt để thu hút đầu tư vào khu, CCN. Bên cạnh đó, trên cơ sở quy hoạch chung, thị xã đã chủ động xây dựng quy hoạch phân khu, trong đó, định hướng rõ các vùng đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, CCN để từ đó giới thiệu, kêu gọi đầu tư”, ông Tôn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết.

...

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Thường trực Thị ủy Hồng Lĩnh tổ chức buổi làm việc và xúc tiến đầu tư với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Cầu (Hà Nội).

Xuyên suốt quá trình phát triển CN-TTCN, thị xã tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, coi đây là giải pháp then chốt để thu hút, giữ chân các DN. Năm 2020-2021, chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của TX Hồng Lĩnh xếp thứ nhất trong các huyện, thành phố, thị xã, trong đó, nhiều tiêu chí được đánh giá rất cao như: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; hỗ trợ DN; tiếp cận đất đai… Đặc biệt, trong xúc tiến đầu tư, TX Hồng Lĩnh đã có nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để kết nối, thu hút các dự án về trên địa bàn. Nổi bật là đã thành lập tổ thu hút, kêu gọi đầu tư do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị xã làm tổ trưởng. Tổ công tác được hoàn toàn chủ động trong việc kết nối, gặp gỡ với nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, đồng thời có trách nhiệm đồng hành với DN từ việc tư vấn đầu tư, lập hồ sơ dự án, trực tiếp chỉ đạo công tác GPMB; cùng DN hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục thuộc thẩm quyền của thị xã, của tỉnh. Chỉ đến khi nào dự án đi vào hoạt động thì tổ mới hoàn thành nhiệm vụ.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

Công nhân Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh nằm trong CCN Cổng Khánh 2.

Phát triển trung tâm công nghiệp nhẹ phía Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế (Bài 1): Động lực tăng trưởng của thị xã dưới chân núi Hồng

“Trong quá trình DN SXKD, lãnh đạo thị xã và các phòng ban chuyên môn trên cơ sở lĩnh vực phụ trách của mình đều bám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, nhất là liên quan đến điện, nước, mặt bằng sản xuất, nguồn cung lao động. Những nội dung vượt thẩm quyền thì kịp thời có kiến nghị, đề xuất lên tỉnh để tháo gỡ, tránh ảnh hưởng tới DN”, ông Hoàng Thanh Sơn - Trưởng phòng Kinh tế khẳng định.

Những giải pháp, chính sách hiệu quả và kết quả khả quan trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp ở TX Hồng Lĩnh đã khẳng định hướng đi đúng trong việc xây dựng lĩnh vực động lực của địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ, trong đó, tập trung vào những vấn đề như: quy mô các CCN còn nhỏ, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; việc thu hút lao động, nhất là lao động có tay nghề còn khó khăn; còn thiếu vắng nhà đầu tư hạ tầng phúc lợi xã hội đảm bảo đời sống của người lao động.

Thiết kế & Kỹ thuật: Huy Tùng - khôi nguyễn

Bài 2: Quyết liệt, đồng bộ, tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững

(Còn nữa)

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast