Giữa xã hội cạnh tranh và văn hóa làm việc khắc nghiệt, cuộc thi tìm ra người ngủ ngon nhất được tổ chức tại Seoul nhằm khuyến khích mọi người dành thời gian nghỉ ngơi.
Vừa qua, một cuộc thi tìm ra người ngủ ngon nhất được tổ chức ở Công viên Yeouido Hangang (Seoul, Hàn Quốc). Bắt đầu lúc 14h, các thí sinh sẽ tham gia ngủ trong 1 tiếng 30 phút. Cứ mỗi nửa tiếng, nhịp tim của người tham dự sẽ được đo một lần, theo Korea Herald.
Người chiến thắng là người có khoảng cách lớn nhất giữa nhịp tim ban đầu (được đo trước giấc ngủ) và nhịp tim thấp nhất trong lúc ngủ.
Cuộc thi được chương trình Thư viện ngoài trời Hangang thuộc chính quyền thành phố Seoul tổ chức nhằm cung cấp đa dạng hoạt động cho những người dân thành phố kiệt sức có cơ hội nạp lại năng lượng.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có cường độ và văn hóa làm việc khắc nghiệt. Một cuộc khảo sát do tờ Dong-A thực hiện năm 2022 cho thấy 34,7% số người được hỏi cho biết từng trải qua “hiện tượng kiệt sức".
Trong số này, những người thuộc thế hệ MZ chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%), tiếp theo là những người thuộc nhóm 40 đến 69 tuổi (chiếm 28,6%). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những người mắc hội chứng kiệt sức mức độ nặng thường có các triệu chứng như lo lắng, mất ngủ, trầm cảm.
Cũng theo kết quả của cuộc khảo sát, không chỉ nhân viên văn phòng mà cả sinh viên đang tìm việc, người làm nghề tự do, hộ kinh doanh cá thể hay người nội trợ cũng phàn nàn về hội chứng kiệt sức.
Một cuộc thi khác được tổ chức mới đây ở Seoul cũng nhằm kêu gọi mọi người dành thời gian nghỉ ngơi là space-out (cuộc thi ngồi đờ đẫn). Hơn 4.000 người đã đăng ký tham gia cuộc thi. Trong số 10 người được khán giả bình chọn yêu thích, ai có nhịp tim ổn định nhất sẽ giành quán quân.
Cụm từ "chill guy" hay được gọi "anh chàng/cô nàng thư giãn" đang phủ sóng trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ riêng trên TikTok đã có gần 500.000 bài đăng có từ khóa này.
Nặng 8 gram và có kích thước tương tự một đồng euro, đồng xu khắc chân dung Brutus được miêu tả là “một mảnh ghép lịch sử” đánh dấu giai đoạn cuối cùng của nền Cộng hòa La Mã.
Không chỉ dùng trong năm mới hay khai trương, lời chúc "phát tài, phát lộc" phiên bản Gen Z còn được ứng dụng trong nhiều dịp khác, mang ý nghĩa tích cực.
Ông Sokusekisai Oyama, được biết đến là “vua mì ăn liền” của Nhật Bản, đã trở thành người nổi tiếng và gây dựng sự nghiệp thành công từ việc ăn mì ăn liền ít nhất một lần một ngày trong hơn ba thập kỷ.
Mỗi ngày ở công ty của Bảo Minh thường chỉ có hai tiếng "làm việc" thực sự bằng cách dùng ChatGPT soạn 8 nội dung để đăng fanpage, 6 tiếng còn lại để xem phim.
19h hàng ngày tại hơn 1.600 siêu thị trên khắp Tây Ban Nha, hàng trăm người trẻ xếp hàng dọc theo lối đi để tìm bắt đầu quá trình tìm đối tượng hẹn hò.
Châu Á được dự báo sẽ là nơi bùng nổ mạnh nhất của "nền kinh tế độc thân" (singles economy), và các doanh nghiệp đang thay đổi để chiếm lấy thị trường béo bở này.
Vừa qua, thế giới đã chứng kiến màn trình diễn đầy dũng cảm và bất ngờ khi bà Manette Baillie, một phụ nữ 102 tuổi đến từ ngôi làng Benhall Green ở phía Đông vùng England, nước Anh, đã thực hiện cú nhảy dù ngoạn mục từ độ cao hơn 2.100 m.
Trung Quốc đã đưa ra một dự thảo luật sửa đổi sẽ giúp các cặp đôi dễ dàng đăng ký kết hôn hơn, trong khi việc nộp đơn xin ly hôn sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ít ai nghĩ rằng, từ một loài côn trùng phổ biến, những con kiến nhỏ bé lại có thể trở thành thú cưng được nhiều người săn lùng, tạo nên một trào lưu nuôi kiến độc đáo ở Việt Nam.
Zhang Sixuan, bé gái 9 tuổi sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã đánh bại một số võ sư kungfu ưu tú nhất thế giới để giành danh hiệu “Ngôi sao võ thuật Thiếu Lâm” tại Đại hội thể thao Thiếu Lâm thế giới năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc ngày 7/8.
Ban tổ chức đã sắp xếp để làm sao sau khi các vận động viên trở về “làng”, thứ chào đón họ chính là mùi thơm nức khó cưỡng của những chiếc bánh mới ra lò.
Nữ sinh 17 tuổi kiện chính quyền thành phố Sapporo, Nhật Bản vì ngôi trường em theo học không có biện pháp giải quyết việc bắt nạt học đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của em.