Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

(Baohatinh.vn) - Với nhiều người dân vùng lũ Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tỉnh), Thượng úy Phạm Như Sơn như một vị “cứu tinh”. Hình ảnh trưởng công an xã quên mình cứu dân trong lũ đã để lại ấn tượng đẹp về người chiến sỹ.

Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

Sau khi lũ rút, Thượng úy Phạm Như Sơn lại lặn lội cùng người dân khắc phục tuyến đê sông Ngàn Mọ đoạn qua địa bàn xã Cẩm Duệ...

Sau 2 trận lũ, chúng tôi mới gặp được Thượng úy Phạm Như Sơn - Trưởng Công an xã Cẩm Duệ khi anh đang cùng chính quyền và Nhân dân khắc phục tuyến đê sông Ngàn Mọ đoạn qua địa bàn.

Lấm lem bùn đất nhưng trên gương mặt Trưởng Công an xã Phạm Như Sơn (SN 1990, quê ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên) vẫn ánh lên nét cương nghị, rắn rỏi. “Thành tích gì đâu anh, đó là trách nhiệm, mệnh lệnh từ trái tim của người chiến sỹ - người con của Nhân dân thôi mà” – Sơn cười hiền.

Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

... cùng chính quyền địa phương tiếp nhận và phân chia hàng cứu trợ cho người dân.

Thượng úy Sơn cho biết, tốt nghiệp Học viện An ninh năm 2014, Sơn về công tác tại Phòng An ninh Chính trị Nội bộ - Công an tỉnh Hà Tĩnh được 6 năm. Giữa năm 2020, Sơn viết đơn xin tự nguyện về công tác tại xã Cẩm Duệ - một trong những xã khó khăn của huyện Cẩm Xuyên, để thử thách, trau dồi bản lĩnh của mình. Và, đợt lũ lụt lịch sử vừa qua (từ 18 đến 22/10) đã chứng minh phẩm chất của người chiến sỹ trẻ.

Sơn nhớ lại: Ngày 19/10, Sơn cùng các đồng đội đang “trực chiến” tại trụ sở thì bất ngờ lũ kéo về. Mặc dù trước đó, tình hình thời tiết bất thuận đã được cảnh báo nhưng không ai có thể ngờ mưa lũ “đánh úp” kinh khiếp đến như thế. Khoảng 12h, nước ngập toàn xã, người dân trở tay không kịp, kêu cứu làm náo loạn cả một vùng quê.

Ngay lập tức, Sơn cùng đồng đội triển khai phương án tác chiến, đến từng nhà dân ngập sâu nhất để hỗ trợ di dời tài sản, sơ tán dân thoát ra khỏi dòng nước lũ.

Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

Ông Nguyễn Văn Sơn (76 tuổi, xã Cẩm Duệ) được Thượng úy Sơn cứu kịp thời đưa vào nơi sơ tán an toàn.

Rã rời sau nhiều giờ sơ tán hàng chục hộ dân, chưa kịp nghỉ lại sức thì có tin báo: Có 1 cụ già ở thôn Trần Phú đang nguy cấp trong biển nước. Không kịp chờ thuyền cứu hộ, Sơn vơ vội thỏi lương khô, khoác áo phao và lao vào dòng nước dữ.

Khu vực sông Ngàn Mọ thời điểm đó nước lên cao, chảy xiết, Sơn vừa bơi vừa lần từng quãng đường. Gần 30 phút mới tiếp cận được ngôi nhà nơi cụ già đang trú ẩn, trao vội thỏi lương khô cho cụ cầm hơi, Sơn cõng cụ đến nơi sơ tán an toàn.

Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

Cụ bà Lê Thị Tần (70 tuổi, thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ) bàng hoàng nhớ lại việc cả 2 vợ chồng bà cùng người hàng xóm suýt bị nước cuốn trôi.

Vừa về đến “đại bản doanh” thì lại nhận được tin: Có 3 cụ già ở thôn Trần Phú đang mắc kẹt trong biển nước. Không chút chần chừ, Sơn ra mệnh lệnh cho anh em: Phải tiếp cận, giải cứu gấp.

Mấy anh em lên thuyền cứu hộ. Tuy nhiên, khu vực này nước chảy xiết, thuyền bé không thể vào. Vừa may, có thuyền lớn của ngư dân Cẩm Nhượng tham gia ứng cứu chạy qua. Là người có sức khỏe, kinh nghiệm, Sơn “vẫy” thuyền và tiếp cận, ứng cứu thành công 3 cụ già.

Nhớ lại thời điểm được Thượng úy Sơn cứu nguy, cụ bà Lê Thị Tần (70 tuổi, thôn Trần Phú, Cẩm Duệ) vẫn chưa hết bàng hoàng: "Lúc đó trời mưa xối xả, nước lên nhanh, tôi cùng chồng và ông hàng xóm bám lên xà nhà. Không thể thoát ra ngoài, điện thoại thì mất liên lạc, cả 3 chúng tôi đều nghĩ là sẽ chết chắc. May mắn anh Sơn đã đến kịp thời. Chỉ có những người cán bộ vì dân mới thấu hiểu, hy sinh vì dân, chúng tôi biết ơn lắm lắm”.

Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

Hiện trường nơi Thượng úy Sơn suýt mất mạng vì đi cứu dân trong lũ.

Đối mặt với hiểm nguy để bảo vệ Nhân dân - đó là tâm thế của người chiến sỹ. Và với Sơn, tình huống “thập tử nhất sinh” trong bão lũ vừa qua là kỷ niệm mà cũng là bài học quý giá.

Sơn kể: Tối 20/10 , mấy anh em đang định ăn vội để đi cứu trợ thì nhận tin báo, có cụ ông Nguyễn Văn Hạ (105 tuổi, thôn Phú Thượng) đã 2 ngày chưa ăn uống gì. Lúc đó không có thuyền, trong 4 anh em thì Sơn là người bơi giỏi nhất nên em nhận “ấn tiên phong”. Khoảng cách từ trụ sở công an đến nhà ông Hạ khoảng 1 km. Vừa vịn vào tường rào lội bộ, vừa bơi, cuối cùng cũng tiếp cận được nhà cần cứu hộ. Sau khi đưa đồ ăn và đưa ông Hạ đến nơi sơ tán an toàn thì Sơn gặp sự cố.

“Trên đường về, vì đói và cả ngày dầm nước bạc nên đang bơi thì bị chuột rút. Giữa biển nước mênh mông, em chỉ biết bám vào ngọn cây và chờ đợi. Rất may sau đó, có chiếc thuyền của người dân đi ngang, họ vứt dây rồi kéo vào bờ. Muốn cứu người, phải chuẩn bị cho mình các kỹ năng cần thiết - đó là những kiến thức em đã được dạy”.

Cứu người trong lũ dữ - mệnh lệnh từ trái tim người chiến sỹ công an

Thượng úy Sơn thăm hỏi gia đình những người dân bị ngập nặng trong cơ lũ lịch sử.

Sau cơn bão số 7, Hà Tĩnh lại liên tiếp chịu ảnh hưởng của các cơn bão tiếp theo. Thượng úy Sơn lại cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Cẩm Duệ chống chọi, khắc phục hậu quả của lũ lụt. Khi hỏi về gia đình, Sơn tâm sự đầy hối lỗi: “Hết ứng cứu, hỗ trợ rồi đến khắc phục hậu quả lũ lụt, em chỉ gọi điện chứ có thời gian về nhà mấy đâu anh. Trong lũ, nhà em ngập sâu, bố lại ốm nằm viện, mẹ đi chăm, em gái đã lấy chồng nên không có ai trông nhà, lụt trôi mất nhiều thứ. Xót xa, thấy mình có lỗi nhiều lắm nhưng em an tâm vì bố em nói: Gia đình mình ổn, đừng lo. Con hãy làm tròn nhiệm vụ của mình”.

Chuyên nghiệp, bản lĩnh, những chiến sỹ công an và Trưởng Công an xã Phạm Như Sơn đã hỗ trợ, trực tiếp ứng cứu kịp thời 70 người dân thoát hiểm trong gang tấc. Không chỉ trong lũ lụt, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn xã Cẩm Duệ từ ngày có lực lượng công an chính quy cũng đã được giữ vững.

Ông Võ Tá Kỷ - Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.