Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH

Cương lĩnh của Đảng đã xác định rõ mục tiêu chiến lược: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “để đi tới xã hội cộng sản”.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3/2/1930) là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo; đã thống nhất được phong trào và lực lượng cách mạng trên cả nước; khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc đã có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn dẫn dắt. Cương lĩnh xác định rõ mục tiêu chiến lược: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “để đi tới xã hội cộng sản”.

Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH ảnh 1

Hội nghị Cán bộ toàn quốc công tác tổ chức xây dựng Đảng ngày 29/1/2015.

Đảng ra đời đã tổ chức và lãnh đạo các phong trào rộng lớn những năm 1930 - 1931, 1936 - 1939 không ngừng phát triển lực lượng và phong trào quần chúng, kịp thời tổng kết kinh nghiệm, hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kiên trì nêu cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương 11/1939 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã nêu cao ngọn cờ dân tộc theo tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp cùng Trung ương lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương do Người chủ trì (5/1941) đã phát triển hoàn chỉnh đường lối giải phóng dân tộc, dẫn dắt cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945) và Nghị quyết Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào (14 - 16/8/1945) đã đưa cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thắng lợi. “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên đất nước độc lập, nhân dân được tự do, làm chủ xã hội và mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nền độc lập và chính quyền cách mạng còn rất non trẻ đã phải chống lại thù trong, giặc ngoài, đặc biệt là cuộc xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp bắt đầu ở Nam bộ (23/9/1945). Cách mạng trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Trải qua 9 năm kháng chiến, dân tộc Việt Nam do Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo đã giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân kiên trì và anh dũng kháng chiến, cuối cùng đã giành thắng lợi hoàn toàn trong đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Một thời kỳ mới của sự phát triển sau năm 1975, Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Có nhiều thuận lợi, nhưng cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức nặng nề. Phải chống chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng và giúp nước bạn hồi sinh. Phải khắc phục những yếu kém và khủng hoảng về kinh tế - xã hội, sửa chữa những khuyết điểm chủ quan, duy ý chí, nóng vội, làm không đúng quy luật. Đảng quyết tâm đổi mới tư duy lý luận, khảo nghiệm và tổng kết thực tiễn, từng bước đổi mới các chính sách để đi đến hoạch định đường lối đổi mới.

Với đường lối đổi mới, Đại hội VI của Đảng (12/1986) có tầm quan trọng đặc biệt. Đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới với nhận thức mới. Thực hiện đổi mới có nguyên tắc, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, các nước Đông Âu. Đảng đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991). Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, coi chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển và thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội. Phát triển chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và năng lực cầm quyền của Đảng.

Đại hội XI của Đảng (1/2011) bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội với những thành tựu to lớn và toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nâng cao đời sống nhân dân. Thành tựu đạt được năm 2014 có ấn tượng sâu sắc.

Quá trình lãnh đạo cách mạng 85 năm qua, Đảng đã tổng kết những bài học lớn có giá trị lý luận và thực tiễn: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam./.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc/VOV/Báo TNVN

Đọc thêm

“Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!

“Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!

Đây có thể coi là “tuyên ngôn” sống và hành động suốt cuộc đời, từ khi còn là một sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến lúc về với cõi vĩnh hằng trong cương vị nhà lãnh đạo cao nhất Đảng ta của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Trái tim lớn đã ngừng đập nhưng hình ảnh và những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi sống trong lòng cán bộ, đảng viên và Nhân dân cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, trở thành động lực quan trọng, góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư.