Đánh giá thận trọng đề xuất cho phép người có nồng độ cồn lái xe

Chính phủ cho rằng rượu bia làm ảnh hưởng khả năng phán đoán, xử lý tình huống trên đường nên cần đánh giá thận trọng đề xuất cho phép nồng độ cồn khi lái xe.

Chính phủ vừa báo cáo dự kiến hướng tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ đối với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điều 8 dự thảo về các hành vi bị nghiêm cấm, một số đại biểu đề nghị không quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Thay vào đó, dự thảo nên quy định mức nồng độ cồn cụ thể được phép điều khiển phương tiện.

Chính phủ cho rằng dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện tại quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị cấm dựa trên quan điểm “tính mạng của người tham gia giao thông là trên hết”.

Quy định này nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn và thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Khoản 6 Điều 5 Luật này quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm.

Thực tế, người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống. Nhiều vụ tai nạn làm chết và bị thương nhiều người có nguyên nhân từ tài xế vi phạm nồng độ cồn. Sau thời gian quyết liệt kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn vừa qua, Chính phủ cho rằng tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể.

Do đó, đối với đề nghị điều chỉnh theo hướng quy định tỷ lệ nồng độ cồn cụ thể được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông, Chính phủ sẽ “nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và tính khả thi”.

Đánh giá thận trọng đề xuất cho phép người có nồng độ cồn lái xe

Một người điều khiển xe máy tại Hà Nội được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn. Ảnh: Hoàng Phong

Thẩm tra dự án luật trước đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết một số ý kiến trong Ủy ban cũng đề nghị cân nhắc việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe vì “quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam”. Các thành viên này đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức phù hợp đối với từng loại phương tiện; bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

Ngày 24/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ. Các đại biểu cũng biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Theo VNE

Đọc thêm

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.
Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật tuần

Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật tuần

Phát hiện người đàn ông tử vong bên QL 8A ở Hương Sơn; bắt 2 đối tượng tàng trữ, mua bán hơn 1.000 viên ma túy; xe khách và xe máy va chạm nhau, 2 người tử vong... là những thông tin chính trong Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật tuần qua.
Đỗ xe trong đô thị, vì sao thiếu văn minh?

Đỗ xe trong đô thị, vì sao thiếu văn minh?

Mới đây, ở TP Hà Tĩnh đã xảy vụ xô xát giữa những người điều khiển phương tiện giao thông vì một con ngõ bị 2 ô tô đỗ gây cản trở giao thông. Sự việc một lần nữa cho thấy việc dừng đỗ xe thiếu văn minh, không chỉ gây mất mỹ quan mà thậm chí có thể gây mất trật tự trong đô thị.