(Baohatinh.vn) - Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề xuất mở rộng mô hình văn phòng công chứng, tăng cường trách nhiệm công chứng viên.
Chiều 25/10, tại Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Đại biểu Trần Đình Gia, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đã có nhiều đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo luật.
ĐBQH Trần Đình Gia thống nhất chọn phương án cho phép văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân ở những địa bàn khó khăn, nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Phương án này giúp mở rộng lựa chọn cho các công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề, tạo điều kiện phát triển dịch vụ công chứng ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà việc mở văn phòng công chứng theo mô hình công ty hợp danh gặp nhiều khó khăn.
Đại biểu Trần Đình Gia nêu quan điểm tán thành quy định tổ chức hành nghề công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên. Đại biểu cho rằng quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của công chứng viên trong quá trình hành nghề, đồng thời bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, giảm thiểu rủi ro và tranh chấp phát sinh.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh cũng đề xuất điều chỉnh quy định về thời hạn công chứng để tạo sự linh hoạt trong các giao dịch. Cụ thể, ngoài quy định về thời hạn công chứng không quá 2 ngày hoặc 10 ngày đối với giao dịch phức tạp, cần bổ sung thêm điều khoản cho phép các bên thỏa thuận thời gian thực hiện, đảm bảo quyền tự chủ của các bên liên quan trong quá trình giao dịch dân sự.
Quan tâm đến quy định về ký và lưu trữ hình ảnh trong quá trình công chứng, đại biểu phân tích đây là một giải pháp hữu ích để kiểm soát và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Bộ Tư pháp cần hướng dẫn chi tiết việc thực hiện, đồng thời lưu ý đến quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân theo quy định, đặc biệt là trong trường hợp công chứng điện tử.
Cuối cùng, đại biểu nhấn mạnh cần bổ sung quy định cho phép sử dụng thông tin điện tử từ các cơ sở dữ liệu Nhà nước trong hồ sơ công chứng. Điều này phù hợp với xu hướng số hóa, giúp công chứng viên tiếp cận thông tin chính xác và nhanh chóng hơn, thay vì chỉ dựa vào các giấy tờ do người yêu cầu công chứng cung cấp.
Kỳ họp thứ 19 HĐND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung đánh giá kết quả phát triển KT-XH, QP-AN năm 2024 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng để triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Kỳ họp thứ 20 của HĐND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; thông qua 4 nghị quyết quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển năm 2025.
Theo kết quả đánh giá từ Hội đồng Thẩm định cải cách hành chính tỉnh, Sở Ngoại vụ, UBND TP Hà Tĩnh và Công an tỉnh là 3 đơn vị, địa phương xếp thứ nhất về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024.
Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công văn số 01-CV/BCĐ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 09-KL/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW.
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh Lê Minh Đạo, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phan Tấn Linh là người thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn.
Việc miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư.
Trong thời gian còn lại của ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 23, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh tích cực tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường.
Việc điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030 nhằm phù hợp với những thay đổi của Luật Nhà ở, các văn bản pháp lý và Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia.
Việc phân cấp cho HĐND cấp huyện ở Hà Tĩnh được phân bổ vốn thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong phân bổ, điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách hằng năm.
Khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đề nghị cử tri, Nhân dân tỉnh nhà theo dõi, tham gia góp ý, góp phần tổ chức thành công kỳ họp.
Trước thời điểm việc sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực, người dân ở các xã thuộc diện sáp nhập tại Hà Tĩnh tin tưởng, kỳ vọng vào sự đổi thay, phát triển của địa phương.
Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra trong 2,5 ngày (từ 11 - 13/12) là kỳ họp quan trọng, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân tỉnh nhà. Trước thềm kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh thông tin về các nội dung liên quan.
Sau sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, Hà Tĩnh giảm 1 huyện, 7 xã/phường, còn 12 ĐVHC cấp huyện và 209 ĐVHC cấp xã.
Lấy phiếu khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân các xã, thị trấn ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhằm đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan Nhà nước.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 05, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, dữ liệu số trên địa bàn Hà Tĩnh đã được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bộ Công thương có chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường; nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh, sẽ có một số phường điều chỉnh, sáp nhập vào phường khác.
Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ.
Thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, huyện Thạch Hà đang tập trung các phần việc cho công tác sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
Với nhiều giải pháp điều hành quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền, năm 2024, thành phố Hà Tĩnh dự kiến hoàn thành đạt và vượt 25/26 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cử tri Hương Sơn kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh các nội dung như: nâng cấp một số tuyến đường, có thêm chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nâng cao; đầu tư phát triển KKT Cầu Treo...
Chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác trên kênh nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Singapore.