Đề xuất cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ôtô

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho biết, tại Việt Nam, mặc dù Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành không cấm sử dụng điện thoại trên ôtô mà mới chỉ cấm với người đi xe máy nhưng hành vi này ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của cộng đồng.

de xuat cam su dung dien thoai di dong khi dang lai xe oto

Sử dụng điện thoại di động khi lái xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của cộng đồng. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)

Tại hội thảo công bố nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào sáng nay (16/1), nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe tại 9 địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Kết quả cho thấy, hình thức sử dụng phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin, có rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree). Đối tượng điều khiển xe đạp điện có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động đặc biệt cao, gấp khoảng 32-38 lần so với tỷ lệ vi phạm ở đối tượng đi xe máy và xe đạp.

Trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện thì chỉ có khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xe chạy như các xe khác trên đường.

Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, tỷ lệ người được hỏi bị tai nạn giao thông trong 2 năm qua chiếm khoảng 24%, trong đó sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện đóng góp 6-8% tổng số vụ tai nạn giao thông.

Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện hàng ngày cao nhất rơi vào nhóm đối tượng lái xe tải (50%), tiếp đến là nhóm đối tượng lái xe con (39%), nhóm lái xe khách/xe buýt (37%) và thấp nhất là nhóm đối tượng lái xe máy (8%).

“Khoảng 50-60% người được phỏng vấn trả lời rằng họ vẫn điều khiển xe chạy bình thường khi sử dụng điện thoại di động. Đa phần người được phỏng vấn cho rằng họ có niềm tin vào khả năng kiểm soát tay lái cũng như có sự tự tin trong thực hiện hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe,” ông Tuấn cho hay.

Qua một kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên sa hình ôtô cho thấy, sử dụng điện thoại khi đang lái ôtô có thể làm xác suất xảy ra tai nạn giao thông tăng cao gấp gần 3 lần so với trường hợp không sử dụng điện thoại.

Nhằm giảm thiểu vi phạm và tác hại của hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất cấm hoàn toàn hành vi sử dụng điện thoại di động cầm tay khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Với điện thoại rảnh tay (Bluetooth), từ kinh nghiệm của các nước phát triển (như Mỹ, Đức, Nhật Bản… luật cho phép sử dụng điện thoại rảnh tay) có thể cho phép sử dụng các công nghệ kết nối như Bluetooth giúp người lái xe có thể liên lạc qua điện thoại nhưng hoàn toàn rảnh tay để có thể tập trung lái xe an toàn, kèm theo đó là các hướng dẫn, khuyến cáo chặt chẽ và cụ thể khi sử dụng loại điện thoại rảnh tay trong khi điều khiển phương tiện.

Cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao mức phạt hành chính và bổ sung hình phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin hoặc nghe gọi để đủ mức độ răn đe đối với người điều khiển ôtô; tăng cường công tác tuần tra xử phạt; nâng cao nhận thức của người dân về tác hại nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe...

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành không cấm sử dụng điện thoại trên ôtô mà mới chỉ cấm với người đi xe máy.

Tuy nhiên, ông Hùng nhìn nhận, hành vi sử dụng điện thoại cầm tay khi điều khiển phương tiện cơ giới là hành vi bị cấm trong Công ước quốc tế về Giao thông đường bộ mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện bởi sử dụng điện thoại cầm tay trên ôtô hay xe máy đều là hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam.

“Tại Việt Nam, hành vi này đang diễn biến phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của cộng đồng,” ông Hùng nhấn mạnh.

Qua nghiên cứu này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ chuyển kết quả nghiên cứu tới các cơ quan có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu các giải pháp phù hợp bao gồm hoàn thiện quy định pháp luật, hạ tầng kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục và kiểm tra giám sát, cưỡng chế thực thi./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Một số sai lầm khi rửa xe

Một số sai lầm khi rửa xe

Rửa xe không đúng cách có thể khiến bạn phải tốn thêm một khoản tiền rất lớn để tu sửa cho xế yêu của mình. Dưới đây là một số sai lầm khi rửa xe cần tránh.
Tin vui với người dùng xe điện

Tin vui với người dùng xe điện

Kết quả một nghiên cứu cho thấy trên thực tế, pin xe điện có thể sở hữu tuổi thọ lâu hơn so với các dự đoán ban đầu.
VinFast VF 3 là Ôtô của năm 2024

VinFast VF 3 là Ôtô của năm 2024

VF 3 gợi mở xu hướng dùng xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam, tạo cú hích lớn cho VinFast, được vinh danh Ôtô của năm tại Car Awards.
Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?

Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?

Việc lùi xe tại những khu vực công cộng đông đúc hay trong các khu dân cư luôn đòi hỏi tài xế phải có kỹ năng. Vậy khi lùi xe có nên bật đèn khẩn cấp?
Lưu ý khi đỗ xe ở trạm sạc xe điện

Lưu ý khi đỗ xe ở trạm sạc xe điện

Đỗ xe ở các bãi đỗ dành cho xe điện cần phải tuân thủ các quy tắc để không gây bất tiện, ảnh hưởng đến người khác trong quá trình sạc pin.
Cách nhận biết lốp xe có vấn đề

Cách nhận biết lốp xe có vấn đề

Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, dễ bị mài mòn nhất nên việc bảo đảm an toàn cho lốp xe là rất cần thiết.
Mazda BT-50 mới chốt lịch ra mắt Thái Lan

Mazda BT-50 mới chốt lịch ra mắt Thái Lan

Phiên bản nâng cấp của bán tải Mazda BT-50 chốt lịch ra mắt thị trường Thái Lan ngay cuối tháng này. Nhiều khả năng Việt Nam sẽ là điểm đến tiếp theo của BT-50 mới.