Với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được UNESCO ghi danh vào ngày 4/12 vừa qua, Việt Nam đã có tổng cộng 16 di sản nằm trong danh sách Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cây trôi hơn 800 năm tuổi tại xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn vươn mình phát triển xanh tươi, tỏa bóng mát cho dân làng. Cây trôi cổ thụ đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Thông qua các tham luận và ý kiến, các nhà nghiên cứu đã thảo luận để tìm ra hướng đi bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vùng biển gắn với phát triển kinh tế, du lịch biển đảo Hà Tĩnh.
Nối tiếp những thành tựu đã đạt được, năm 2023, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh gặt hái thêm nhiều quả ngọt. Qua đó, góp phần khơi dậy sức mạnh truyền thống, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người quê hương núi Hồng - sông La, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới.
Người dân Thái Lan luôn tự hào về Tết cổ truyền Songkran nổi tiếng, với lịch sử lâu đời, kết hợp giữa các truyền thống Ấn Độ giáo, Phật giáo và các nghi lễ cổ xưa của Thái Lan.
Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, kiệu rước tiến sỹ vinh quy, sập dạy học Trường học Phúc Giang và ấn triện của cụ Nguyễn Huy Quýnh vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia.
Đền Cả (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng vào năm 1036, thờ nhiều vị công thần của dân tộc. Gần 1.000 năm trôi qua, ngôi đền thiêng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa về tiến trình hình thành và phát triển của quê hương núi Hồng, sông La.
Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cùng con cháu đã dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Việt Nam có nhiều làng cổ nổi tiếng nhưng chưa có nơi nào như làng Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) có đến 3 di sản văn hóa được UNESCO vinh danh.
Với tài năng, sự cống hiến của mình cho dân tộc, các danh nhân: Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ đã góp phần đưa Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) trở thành ngôi làng cổ giàu di sản văn hóa bậc nhất Việt Nam.
Dẫu hệ thống trường học - thư viện - nhà xuất bản ở ngôi làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) không còn nhưng những giá trị di sản vẫn tỏa sáng đến muôn đời.
Hai cuốn sách đã giới thiệu một cách khái quát, hệ thống về những giá trị di sản và đóng góp của các danh nhân làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Có tuổi đời hơn 600 năm, làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) sở hữu hệ thống di tích đặc sắc, trong đó: Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Phát huy nội lực trong kêu gọi, vận động xã hội hóa, thời gian qua, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động hàng chục tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.
Nằm trên dải đất như vồng lên bởi những nỗ lực chinh phục thiên nhiên của con người, Hà Tĩnh hội tụ nhiều giá trị qua hệ thống di sản văn hóa độc đáo. Những vỉa tầng văn hóa đó ngày càng được nhận diện, phát huy, trở thành tài nguyên vô giá, là nguồn lực nội sinh, nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc cho miền quê núi Hồng - sông La…
Sở hữu sự đa dạng về di tích, danh thắng, bãi biển đẹp gắn với nhiều truyền thuyết hấp dẫn, du lịch Hà Tĩnh đang trở thành điểm đến thu hút du khách gần xa bằng những giá trị văn hóa, lịch sử.
Hàng chục cây bàng cổ thụ hơn 160 năm tuổi hiện diện ở khắp Côn Đảo. Không chỉ che mưa, chắn gió mà những “cụ bàng” còn là “chứng nhân” lịch sử của nơi từng được xem là “địa ngục trần gian” với biết bao đau thương, mất mát.
Tham gia chuyến khảo sát không gian văn hóa di sản do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị Truyện Kiều và Nguyễn Du tổ chức, các nhà nghiên cứu cho rằng, Hà Tĩnh giàu tiềm năng di sản văn hóa, cần “đánh thức”, khai thác phát triển du lịch trong tương lai.
Huyện Can Lộc sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh một số nội dung trong các dự thảo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản làng văn hóa Trường Lưu quy mô cấp tỉnh.
Trong số 10 nghệ nhân Hà Tĩnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phong tặng danh hiệu lần này có 2 người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 8 người là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT).
Với mong muốn Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ là nơi bảo tồn và lan tỏa rộng rãi những giá trị di sản văn hóa quê hương, nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đã tình nguyện hiến tặng hàng trăm cổ vật, hiện vật và tư liệu quý cho bảo tàng.
Tiết mục “Lời ru vang vọng biên cương” do Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chứa đựng tấm lòng của người phụ nữ biên phòng với trẻ em nơi biên cương Tổ quốc. Đây là tiết mục đạt giải nhất Liên hoan Hát ru và Dân vũ Hà Tĩnh năm 2022.
Trong số 16 tiết mục xuất sắc nhất (6 tiết mục hát ru, 10 tiết mục dân vũ) trình diễn trực tiếp trong đêm Liên hoan Hát ru và Dân vũ Hà Tĩnh năm 2022, Ban tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 5 giải nhì và 8 giải 3 cho các đội tham gia.
Thông qua trưng bày chuyên đề “Hà Tĩnh - 65 năm thực hiện lời Bác dạy”, Bảo tàng tỉnh giới thiệu đến công chúng gần 250 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý giá về tình cảm của Bác Hồ dành cho tỉnh nhà và những thành tựu làm theo lời Bác của miền đất núi Hồng sông La.
Hội nghị nhằm phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy khát vọng và truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh, góp phần đưa nền KT-XH sớm phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới.
Đền Cả Tổng Du Đồng tại thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây gần 500 năm, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, ngôi đền này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp.
Thời gian qua, việc tổ chức lễ hội gắn liền với di tích là một trong những hướng đi giúp các địa phương Hà Tĩnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lan tỏa rộng rãi tinh hoa của quê hương “núi Hồng, sông La”.
Trong tuần đầu tiên ngành du lịch mở cửa trở lại (từ 15/3-23/3) các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đã đón 7.125 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú chiếm tỷ lệ hơn 80%.