Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cùng con cháu đã dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Sáng 24/9 (tức ngày mùng 10/8 âm lịch), Sở VH-TT&DL tổ chức Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du nhân 203 năm (1820-2023) ngày mất của ông.

Tham dự buổi lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải. Đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Nghi Xuân, Quỹ Bảo tồn Di sản văn hóa Nguyễn Du, Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh và con cháu đời thứ 8 đồng trực hệ với Đại thi hào cùng tham dự.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 -1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thân sinh là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (quê xã Tiên Điền, Nghi Xuân) từng làm quan đến chức Tham Tụng dưới triều Lê và bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc (Bắc Ninh). Trong ảnh: Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng các đại biểu dâng hương tại khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du làm quan đến chức tri huyện, 2 lần được vua phái đi sứ Trung Quốc. Ngày 10 tháng 8 âm lịch năm 1820, Nguyễn Du lâm bệnh và mất ở Huế. Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều di sản văn chương giá trị, trong đó nổi bật là kiệt tác Truyện Kiều. Trong ảnh: Các đại biểu thực hiện nghi lễ truyền thống tế rượu lên mộ Đại thi hào.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Đoàn đại biểu dâng hương tại nhà thờ Nguyễn Du (trong khuôn viên Khu di tích Nguyễn Du, thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân).

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức truyền thống.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Bàn thờ Đại thi hào trang nghiêm trong lễ giỗ.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Dịp này, BQL Khu di tích Nguyễn Du cũng đã tổ chức chương trình biểu diễn trò Kiều phục vụ các đại biểu và du khách. Trong ảnh: CLB Trò Kiều (thị trấn Tiên Điền) biểu diễn trích đoạn “Chị em Thúy Kiều du xuân”.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.