Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nối tiếp những thành tựu đã đạt được, năm 2023, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh gặt hái thêm nhiều quả ngọt. Qua đó, góp phần khơi dậy sức mạnh truyền thống, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người quê hương núi Hồng - sông La, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới.

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho em Đinh Cao Sơn (thứ 4 từ trái qua) - người mang về tấm HCV Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 2 liên tiếp cho Hà Tĩnh và trao huân chương các hạng cho các học sinh đạt giải tại các kỳ thi Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023.

Nhiều dấu ấn văn hóa đậm nét

Năm 2023 tiếp tục là năm ghi thêm nhiều dấu ấn trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như: chuông chùa Rối được công nhận là bảo vật quốc gia (nâng số hiện vật ở Hà Tĩnh được công nhận bảo vật quốc gia lên con số 5, gồm: bia Sùng Chỉ, 3 khẩu súng thần công và chuông chùa Rối); tham mưu xây dựng và trình hồ sơ UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân dịp kỷ niệm 300 năm năm sinh của đại danh y (1724-2024); thêm 11 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, nâng tổng số di tích được xếp hạng trên toàn tỉnh là 634...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 gõ búa thông qua nghị quyết với bản danh sách gồm 53 danh nhân văn hóa (trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác) và sự kiện lịch sử sẽ được UNESCO cùng vinh danh, cùng tham gia kỷ niệm (tháng 11/2023).

Công tác bảo tồn, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với “Xây dựng NTM, đô thị văn minh”; công tác thư viện; nghệ thuật biểu diễn, công tác gia đình..., đều giành được nhiều kết quả nổi bật. Trên các đấu trường thể thao trong nước, khu vực và thế giới, vận động viên Hà Tĩnh giành 216 huy chương các loại. Du lịch có bước đột phá khi thu hút trên 3,36 triệu lượt khách tham quan, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022.

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Tại SEAGames 32 dịp tháng 5/2023, các VĐV Hà Tĩnh đã giành được nhiều huy chương các loại. Trong ảnh: VĐV điền kinh Nguyễn Trung Cường và Lê Tiến Long ăn mừng tấm HCV và HCB nội dung 3000m vượt chướng ngại vật nam (Ảnh Nguyễn Thanh Hải).

Thành công của ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh trong năm 2023 thể hiện sự chỉ đạo, triển khai kịp thời của Sở VH-TT&DL cùng sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị trực thuộc và sự vào cuộc hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương.

Sở VH-TT&DL đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh, gồm: Lễ kỷ niệm năm sinh các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy và đón bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương; lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh và hội thảo “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Việt Nam”; 55 năm Chiến thắng Đồng Lộc và tưởng niệm 55 năm ngày hy sinh của 10 nữ liệt sĩ TNXP Ngã ba Đồng Lộc (24/7/1968 - 24/7/2023), kỷ niệm 55 năm Chiến tích Làng K130 (13/8/1968 - 13/8/2023); chương trình tọa đàm “Đề cương văn hóa Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật” nhân kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943-2023)... Tất cả các chương trình đều được dàn dựng công phu, giàu giá trị nghệ thuật, lan tỏa trên nhiều kênh sóng của các đài truyền hình, mạng xã hội..., qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh với bạn bè muôn phương.

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Chính quyền và Nhân dân xã Kim Song Trường (Can Lộc) rước bằng công nhận di sản Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Phạm Bá Nhiện (65 tuổi, thôn Đoàn Kết, xã Thiên Lộc, Can Lộc) bày tỏ: “Các chương trình, sự kiện, lễ kỷ niệm trong năm 2023 được tỉnh tổ chức công phu, bài bản, trong đó nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn như “Kẻ sĩ đất La Sơn” tại lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khiến chúng tôi rất xúc động. Tôi nghĩ, những chương trình như thế sẽ nhân lên niềm tự hào về truyền thống, cũng như ý thức không ngừng phấn đấu vun đắp, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Một cảnh trong chương trình nghệ thuật “Kẻ sĩ đất La Sơn” tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (tháng 10/2023).

Nâng tầm giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới

Trong kết quả chung của năm 2023, ghi nhận sự nỗ lực lớn của ngành VH-TT&DL tỉnh khi hoàn thành việc tham mưu để ngày 22/12, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới”.

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Tiết mục diễn xướng ví phường vải tại Lễ kỷ niệm năm sinh 3 danh nhân dòng họ Nguyễn Huy và đón bằng UNESCO công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa và con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, giàu bản sắc quê hương, tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, địa bàn dân cư. Chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, giàu bản sắc; phát triển đa dạng các loại hình văn học, nghệ thuật. Tập trung đầu tư nguồn lực để văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững, sớm trở thành tỉnh khá của cả nước.

Để cụ thể hóa mục tiêu đó, nghị quyết đưa ra những chỉ tiêu chiến lược cụ thể đến năm 2030 như: Toàn dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa; trên 95% số hộ gia đình văn hóa; trên 60% người tập TDTT thường xuyên; trên 98% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa; 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trong đó cơ quan, đơn vị đạt 100%); 100% đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn NTM; 100% đơn vị hành chính cấp phường đạt chuẩn đô thị văn minh; 100% xã, phường, thị trấn có CLB dân ca ví, giặm hoạt động hiệu quả;

100% khu công nghiệp, khu kinh tế có thiết chế trung tâm văn hóa - thể thao; 100% di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh được số hóa và đầu tư tu bổ, tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị; 100% di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nhà văn hóa cộng đồng đã trở thành không gian phục vụ cho các hoạt động đa dạng của người dân, góp phần thực hiện các tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ở các địa phương.

Trong 6 nhiệm vụ mà nghị quyết đặt ra, đáng chú ý là nhiệm vụ: Xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hội đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam và giá trị riêng có của con người Hà Tĩnh như: yêu quê hương, đất nước; đoàn kết, nghĩa tình, cần cù, hiếu học; năng động, sáng tạo; kỷ luật, trọng danh dự, thượng tôn pháp luật; ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên; tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển...

Cùng đó là nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh trong gia đình, dòng họ, địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, văn hóa trong chính trị và kinh tế, văn hóa nơi công cộng... tạo môi trường lành mạnh để hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người Hà Tĩnh...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Học sinh Trường Tiểu học Thạch Long (Thạch Hà) đọc sách tại thư viện thân thiện của nhà trường.

6 giải pháp được nghị quyết đưa ra là: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.

Xây dựng, phát triển toàn diện con người Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thường xuyên chăm lo xây dựng, phát triển, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ban hành các cơ chế chính sách, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh. Tạo dựng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, du lịch đặc sắc.

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nghi Xuân là địa phương đang phấn đấu xây dựng huyện NTM kiểu mẫu về văn hóa. Ảnh: Đậu Hà

Việc ban hành Nghị quyết 18-NQ/TU thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tỉnh nhà nhằm tiếp tục triển khai các nội dung Hội nghị Văn hóa toàn tỉnh, Hội nghị Văn hóa toàn quốc và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa.

Sau khi Tỉnh ủy ban hành nghị quyết, chúng tôi tập trung tham mưu cho Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện nghị quyết; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy nhằm đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực nhân lên nét đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.

Ông Bùi Xuân Thập
Giám đốc Sở VH-TT&DL

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.