Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

(Baohatinh.vn) - Hàng chục cây bàng cổ thụ hơn 160 năm tuổi hiện diện ở khắp Côn Đảo. Không chỉ che mưa, chắn gió mà những “cụ bàng” còn là “chứng nhân” lịch sử của nơi từng được xem là “địa ngục trần gian” với biết bao đau thương, mất mát.

Video: Những cây bàng di sản hơn 160 năm tuổi ở Côn Đảo.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Trong 79 cây thuộc họ bàng, bằng lăng, thị và điệp bèo ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) có giá trị lịch sử văn hóa, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận danh hiệu “Cây di sản Việt Nam” vào năm 2012 có tới 53 cây bàng cổ thụ. Trong ảnh: Những cây bàng cổ thụ ở đường Tôn Đức Thắng.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Không ai biết chính xác cây bàng được trồng vào thời gian nào nhưng kể từ khi thực dân Pháp chiếm được Côn Đảo và xây dựng hệ thống nhà tù – nơi từng được gọi là “địa ngục trần gian” vào năm 1862 thì cây bàng đã có mặt. Với cách tính như vậy, tới nay, những cây bàng ở Côn Đảo đã trên 160 năm tuổi.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Tuyến đường Tôn Đức Thắng có 19 cây bàng di sản, đường Lê Duẩn 11 cây, di tích trại Phú Hải và di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống nhà tù Côn Đảo) lần lượt có 8 và 7 cây, di tích nhà Chúa Đảo có 8 cây. Trong ảnh: Những cây bàng cổ thụ ở đường Tôn Đức Thắng - đối diện di tích lịch sử Cầu tàu 914 (nơi 914 tù nhân chính trị đã hy sinh khi xây dựng cầu tàu)

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Hình ảnh cây bàng cổ thụ rất thân thuộc và gần gũi với người dân Côn Đảo. Không chỉ góp phần làm giảm cái nóng oi ả của mùa hè mà những cây bàng cổ thụ còn che mưa, chắn sóng, chở che cho người dân Côn Đảo, nhất là mùa gió chướng (bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 2 hằng năm).

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Không những thế, cây bàng cổ thụ còn chứng kiến lịch sử thăng trầm của vùng đất này, từ việc đàn áp dã man các chiến sĩ cách mạng, chí sỹ yêu nước cho tới tinh thần trung kiên, bất khuất cùng sức mạnh ý chí, nghị lực của những người tù Côn Đảo và cả giây phút ngày Côn Đảo được giải phóng. Trong ảnh: Những cây bàng cổ thụ ở đường Lê Duẩn - ngay trước di tích nhà Chúa Đảo.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Theo những câu chuyện các tù nhân Côn Đảo kể lại, mỗi lần được cai ngục cho ra ngoài, họ thường tìm cách hái lá non, nhặt quả bàng và giấu trong người hoặc ngậm trong miệng, đưa vào phòng giam chia cho mọi người cùng ăn. Lá bàng, quả bàng với người tù Côn Đảo như rau xanh, thực phẩm giúp chống chọi với cơn đói. Trong ảnh: Cây bàng ở Trại Phú Hải, thuộc hệ thống nhà tù Côn Đảo.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Lá bàng còn giúp vết thương từ đòn roi tra tấn do bọn thực dân, đế quốc, tay sai gây ra trên người chiến sĩ cách mạng bớt mưng mủ. Đặc biệt, lá bàng khô được những tù nhân Côn Đảo đốt để làm mực, truyền tin cho nhau. Gốc của cây bàng có nhiều ngóc ngách như những "hộp thư liên lạc bí mật" được các tù nhân làm nơi cất giấu thư từ liên lạc. Trong ảnh: Cây bàng ở Trại Phú Sơn, thuộc hệ thống nhà tù Côn Đảo.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Tuy hứng chịu nắng gió, mưa bão khắc nghiệt nhưng cây bàng ở Côn Đảo vẫn dẻo dai, vững chãi và xanh tốt.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Theo người dân địa phương, khí hậu, thời tiết, môi trường đặc trưng ở Côn Đảo đã khiến cây bàng ở đây có gốc rộng, vỏ cây xù xì, gân guốc hơn bàng trồng ở đất liền.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Ở Côn Đảo, bên cạnh những di tích lịch sử nổi tiếng như hệ thống nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương, bảo tàng Côn Đảo, cầu tàu 914, miếu bà Phi Yến, cầu Ma Thiên Lãnh, nhà Chúa Đảo... những cây bàng cổ thụ được vinh danh là “cây di sản Việt Nam” cũng được du khách tìm tới chiêm ngưỡng.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Ngoài việc tỏa bóng mát, cây bàng còn đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho người dân Côn Đảo khi từ lâu, hạt bàng đã trở thành đặc sản của vùng đất này. Mỗi kg bàng thành phẩm có giá từ 400 - 600 nghìn đồng.

Ngắm những “cụ bàng” di sản nơi đất thiêng Côn Đảo

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cây bàng vẫn sừng sững giữa đất trời Côn Đảo và người dân nơi đây luôn nhắc đến cây bàng với niềm tự hào.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Thành Sen lung linh đón Tết

Thành Sen lung linh đón Tết

Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025
Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Hương Khê

Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Hương Khê

Với định hướng phát triển du lịch bền vững, Hương Khê (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu trở thành điểm đến yêu thích của du khách, góp phần nâng cao đời sống người dân và bảo tồn nét đẹp văn hóa miền sơn cước.
 Xuân sớm trên đỉnh chùa Hương - Hà Tĩnh

Xuân sớm trên đỉnh chùa Hương - Hà Tĩnh

Tích cực chỉnh trang, tạo nhiều điểm check-in hấp dẫn, Khu du lịch chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã tràn ngập sắc màu, sẵn sàng chào đón du khách gần xa.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.