Theo báo cáo của Sở GTVT, toàn tỉnh quy hoạch 18 bến xe đạt tiêu chuẩn loại I – IV. Trong số 18 bến xe được quy hoạch, đến nay đã có 5 bến xe xây dựng đúng vị trí, đủ diện tích; 2 bến xe xây dựng đúng vị trí nhưng chưa đủ diện tích theo quy hoạch; 3 bến xe đang hoạt động nhưng không đúng vị trí, không đủ diện tích.
Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trọng Hiếu: Quy hoạch bến xe phải thực hiện đồng bộ, đảm bảo về cơ sở hạ tầng cũng như công năng sử dụng nhằm phục vụ tốt nhu cầu vận tải của người dân.
Trong các bến xe trên, có 7 bến thuộc Ban Quản lý bến xe Hà Tĩnh quản lý; 1 bến xe do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh quản lý; 2 bến xe đầu tư theo xã hội hoá.
Hoạt động khai thác bến xe hiện nay hiệu quả thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn với bến xe Can Lộc sau khi được đầu tư xã hội hóa nhưng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí nên đã ngừng hoạt động…
Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh Phan Thăng Long: Bến xe Tây Sơn hạ tầng cơ sở một số hạng mục đã xuống cấp nhưng kinh phí duy tu sửa chữa ngân sách không cấp, 100% nguồn lấy từ nguồn thu tại bến xe. Tuy nhiên, nguồn thu tại bến xe không đủ bù chi phí hoạt động thường xuyên và sửa chữa thường xuyên. Sắp tới xã hội hóa được chợ và bến xe thì tốt.
Do đó, việc điều chỉnh Quy hoạch hệ thống bến xe là hết sức cần thiết. Sở GTVT đề nghị giữ nguyên 12 bến, điều chỉnh 1 bến, loại bỏ 5 bến và bổ sung 2 bến. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và sửa chữa, nâng cấp 15 bến xe sau điều chỉnh quy hoạch là 220 tỷ đồng.
Trưởng BQL các bến xe khách Hà Tĩnh Lê Dũng Tiến: Quy hoạch bến xe không nên manh mún và quản lý cần quy về một mối. Theo đó, cần thực hiện lộ trình cổ phần hóa đối trong quản lý hệ thống bến xe.
Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu đồng tình cao với phương án điều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh của Sở GTVT. Phương án đầu tư xã hội hóa, cổ phần hóa được nhiều đại biểu để xuất.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồng Lĩnh: Bến xe là hạ tầng bắt buộc nên cần tổ chức lại hệ thống theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường nguồn thu cho nhà nước
Một số đại biểu nêu đề xuất: Doanh nghiệp nên có hướng tận dụng khai thác diện tích, hạ tầng đã đầu tư; cần có chế tài mạnh đối với một số xe khách chưa vào bến; cần phải giao cho những người có năng lực thực hiện đầu tư công; đề xuất của sở GTVT nên thực hiện theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ (có nghĩa là nên bán và chuyển cho tư nhân đầu tư và quản lý bến xe còn nhà nước thu hồi tiền); bến xe là hạ tầng bắt buộc nên cần tổ chức lại hệ thống theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường nguồn thu cho nhà nước…
Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu: Trên cơ sở các ý kiến của đại biểu, Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh sẽ tổng hợp và có thông báo trình UBND tỉnh để đôn đốc, giám sát việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý, khai thác hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Trên cơ sở các ý kiến của đại biểu, Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh sẽ tổng hợp và có thông báo trình UBND tỉnh để đôn đốc, giám sát việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý, khai thác hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Sau khi điều chỉnh bổ sung, tổng cộng trên địa bàn Hà Tĩnh quy hoạch 15 bến xe các loại, gồm: 02 bến xe loại I (Bến xe TP Hà Tĩnh, bến xe thị xã Hồng Lĩnh), 03 bến xe loại II (bến xe Can Lộc, bến xe Lộc Hà, bến xe Phố Châu), 08 bến xe loại III (bến xe Cẩm Xuyên, bến xe Đức Thọ, bến xe Hương Khê, bến xe Vũ Quang, bến xe Tây Sơn, bến xe Xuân An, bến xe Kỳ Trinh, bến xe Kỳ Giang) và 02 bến xe loại IV (bến xe Kỳ Lâm, bến xe Hương Trạch). |