(Baohatinh.vn) - 100% thành viên trong Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bỏ phiếu đồng ý công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Sáng 13/5, Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn tổ chức bỏ phiếu công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Các thành viên Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn tham gia bỏ phiếu công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Đến nay, thị trấn Tây Sơn đạt 9/9 tiêu chí về xây dựng đô thị văn minh theo Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Một số tiêu chí nổi bật như: giao thông đô thị với 100% tuyến đường trên địa bàn thị trấn được rải nhựa hoặc bê tông hóa theo quy hoạch; tỷ lệ nhựa hóa mặt nền đường đạt trên 80%. Toàn thị trấn có 10/10 tuyến phố dài 15 km, 20 ngõ phố dài 12 km đã được đặt tên và công nhận tuyến phố văn minh; có vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, cây bóng mát.
Đối với tiêu chí an ninh, trật tự đô thị, trên địa bàn không xảy ra các hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được kiềm chế; 22 tuyến đường lớn trên địa bàn đều được lắp đặt camera an ninh.
Tuyến đường Cao Thắng (TDP 5 thị trấn Tây Sơn) vừa hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đối với tiêu chí việc làm, thu nhập bình quân hộ nghèo, đến nay. 100% dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn có việc làm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 của thị trấn là 64,57 triệu đồng (của huyện là 52 triệu đồng). Cuối năm 2024, toàn thị trấn còn 18 hộ thuộc diện hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt 1,55%) thấp hơn mức bình quân chung của huyện...
Trong những năm qua, tổng kinh phí huy động, đầu tư xây dựng đô thị văn minh của thị trấn Tây Sơn là 44,77 tỷ đồng.
Hội đồng Thẩm định huyện Hương Sơn xem xét đánh giá tiêu chí môi trường tại TDP 6 thị trấn Tây Sơn.
Từ những kết quả trên, 100% thành viên trong Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn đồng ý công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành thu thập thông tin, lập bảng kê gần 359.000 hộ phục vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Từ đầu năm đến nay, Hương Khê (Hà Tĩnh) thu được 214 triệu đồng tiền thuế xây dựng nhà ở tư nhân, trong đó, một số xã gần như không thu được nguồn này.
Vụ tôm xuân hè đang vào mùa thu hoạch, năng suất ổn định, giá bán cao hơn cùng kỳ năm trước. Diễn biến tích cực này góp phần mang lại lợi nhuận tốt cho người nuôi Hà Tĩnh.
Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã khẩn trương vào các cảng và khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của bão số 1.
Người dân cùng các cấp, ngành ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang nỗ lực, đồng lòng khoanh nuôi, bảo vệ để làm giàu các cánh rừng tái sinh, giữ “lá phổi xanh” cho cuộc sống.
Vải thiều được trồng ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch với năng suất cao, giá tốt. Dự kiến mỗi hộ trồng có thu về từ 40 triệu đồng trở lên.
Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Sau bài viết Nông dân Cẩm Bình như ngồi trên lửa vì lúa hữu cơ ST25 bị “ép giá”, Báo Hà Tĩnh tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp dừng liên kết với bà con nông dân.
Hà Tĩnh đang bước vào cao điểm gieo cấy lúa hè thu. Toàn tỉnh đang tập trung cao, chậm nhất ngày 15/6, 100% diện tích lúa hè thu sẽ được gieo cấy xong.
Nhiều nông dân ở Hà Tĩnh vẫn giữ thói quen sử dụng giống lúa liền vụ trong gieo cấy hè thu. Điều này làm giảm độ thuần giống và hạn chế khả năng chống chịu sâu bệnh.
Tất cả mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất muối giai đoạn 2022 – 2030 của Hà Tĩnh đều không đạt tiến độ và “giấc mơ” 12 nghìn tấn muối vào năm 2025 trở nên xa vời…
Trước yêu cầu cấp thiết của thời vụ hè thu, các địa phương tại Hà Tĩnh đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, tập trung hoàn thành làm đất, xuống giống theo đúng kế hoạch đề ra.
Hà Tĩnh đang siết chặt kiểm tra chất lượng giống và vật tư nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trong sản xuất.
Việc chọn giống lúa có chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn ngày trở thành yếu tố quyết định thắng lợi ở vụ sản xuất lớn thứ hai trong năm của Hà Tĩnh.
5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản Hà Tĩnh đạt hơn 18 nghìn tấn, tăng 4,16% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phát triển tích cực của nghề đánh bắt hải sản.
Các diện tích sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định ưu thế khi cho sản phẩm sạch, an toàn, năng suất cao và được doanh nghiệp thu mua ngay tại chân ruộng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 58-CT/TU ngày 3/6/2025 của BTV Tỉnh ủy cùng các công điện, văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về sản xuất vụ hè thu và các lĩnh vực nông nghiệp - môi trường.
Những vườn nho hạ đen tại hợp tác xã Nga Hải (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch. Đây là cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp, sử dụng bộ giống chủ lực, các vùng sản xuất lạc xuân tại Hà Tĩnh đã bắt đầu cho thu hoạch với nhiều tín hiệu tích cực.
Tôi là Phạm Đăng Bình (61 tuổi), ở thôn Mỹ Trung, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 2000, tôi xin nghỉ làm bảo vệ rừng tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và bắt đầu nghề cuốc (khai thác) nhựa thông.
6 tháng đầu năm, trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 1.000 con lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò xảy ra tại 3 xã thuộc Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà làm 7 con bò bị mắc bệnh, trong đó có 3 con chết.
Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở các tỉnh, thành hiện nay. Song, chăn nuôi nhỏ lẻ lại đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý. Những quy kết về sự thiếu ý thức của người nuôi là có căn cứ nhưng để thiết lập ý thức bằng các giải pháp quản lý thì hầu như lại đang bỏ ngỏ.
Với sự chủ động của cả hệ thống chính trị và bà con nông dân, vụ xuân 2025 đã giành thắng lợi lớn trên đồng ruộng, góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng 2,8% ngành nông nghiệp.
Việc thu gom rơm bằng máy không chỉ giảm được công lao động mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp tận dụng phế thải sau thu hoạch, hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh.