Người cựu chiến binh làm kinh tế giỏi ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn đi đầu trong các phong trào, luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con cùng vươn lên.

bqbht_br_img-5306.jpg
Ở tuổi 60, CCB Nguyễn Văn Tâm không chỉ giỏi làm kinh tế mà còn gương mẫu trong các phong trào.

Ông Nguyễn Văn Tâm (SN 1965, trú tại thôn Lâm Đồng, xã Sơn Lâm, Hương Sơn) là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh em trai, bố mẹ chuyên nghề làm nông. Năm 1984, sau khi học xong THPT, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tâm lên đường nhập ngũ, biên chế vào Tiểu đoàn 17, Trung đoàn 27, Sư đoàn 390, đóng quân tại huyện Hà Trung (Thanh Hóa), đến cuối năm 1987 thì xuất ngũ trở về địa phương.

Năm 1988, ông nên duyên vợ chồng với cô gái cùng thôn là chị Nguyễn Thị Hoài (SN 1968) và có với nhau 4 người con, 2 trai, 2 gái. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ với nghề làm nông, đông con trong khi chỉ có 4 sào ruộng nên luôn lâm vào cảnh “thiếu trước hụt sau”. Năm 1990, nhờ sự hỗ trợ của bố mẹ 2 bên, vợ chồng ông mua được mảnh vườn gần nơi sinh sống của bố mẹ, diện tích khá rộng (3.100m2) để tách hộ và lập nghiệp cho đến nay.

bqbht_br_img-5360.jpg
Năm 2020, khu vườn của ông Tâm đạt giải nhì vườn mẫu của huyện Hương Sơn.

Về nơi ở mới, đôi vợ chồng trẻ tiếp tục cải tạo vườn đồi bằng việc chặt bỏ hoàn toàn cây tạp, thuê máy san ủi mặt bằng, quy hoạch lại vườn trồng cây ăn quả, chăn nuôi để phát triển kinh tế. “Ở vùng này đất đồi là chủ yếu, độ dốc cao nên muốn phát triển kinh tế lâu dài phải bỏ vốn và công sức để đầu tư. Năm 1994 vợ chồng tôi phải chạy vạy khắp nơi vay mượn hơn 150 triệu đồng để cải tạo lại khu vườn và xây lại toàn bộ bờ kè để giữ đất vườn không bị trôi đi” – ông Tâm nhớ lại.

Cùng với đầu tư xây dựng mô hình hình tế trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, ông Tâm còn theo học nghề làm mộc ở 1 cơ sở sản xuất trên địa bàn để có thêm thu nhập. Nhờ năng khiếu “trời cho” nên sau 4 năm vừa học vừa làm, trình độ tay nghề của ông dần được nâng cao. Từ đó ông Tâm được nhiều cơ sở sản xuất mộc trên địa bàn huyện Hương Sơn mời làm việc với mức thu nhập không dưới 10 triệu đồng/tháng.

Năm 1998, nắm bắt xu thế nuôi hươu mang lại hiệu quả kinh tế, vợ chồng ông Tâm mua 1 cặp hươu về nuôi thử nghiệm. Nhờ “mát tay” lại làm chủ kỹ thuật nuôi nên đàn hươu của vợ chồng ông Tâm không ngừng phát triển, luôn ổn định hơn 20 con. Hiện tại, ngoài đàn hươu, ông Tâm còn nuôi 10 con trâu bò, hàng trăm con gà, 30 đàn ong để lấy mật. Vườn cây ăn quả của gia đình ông có trên 50 gốc bưởi, 40 gốc thanh long cùng rất nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như nghệ, gừng. Năm 2020, khu vườn của ông Tâm đạt giải nhì vườn mẫu của huyện Hương Sơn.

Không dừng lại ở đó, ông Tâm còn nhận khoán bảo vệ 3 ha rừng phòng hộ, nhờ vậy ông còn tận dụng được phần diện tích đất này để trồng thêm nhiều loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao như cam, xoài, ổi Đài Loan. Mỗi năm gia đình ông Tâm thu nhập trên 300 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, CCB Nguyễn Văn Tâm còn tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của Hội CCB. Trên cương vị là Chi hội trưởng CCB thôn Lâm Đồng, tổ viên tổ An ninh cơ sở, ông Tâm đã hỗ trợ nhiều hội viên phát triển các mô hình kinh tế, nhờ vậy đời sống nhiều hộ gia đình được cải thiện và nâng cao.

bqbht_br_img-5319.jpg
Nhờ chịu thương chịu khó mỗi năm ông Tâm thu nhập trên 300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hữu Tạo - Chủ tịch Hội CCB xã Sơn Lâm nhận xét: "CCB Nguyễn Văn Tâm luôn phát huy phẩm chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ không ngại khó khăn, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ông Tâm còn có nhiều đóng góp vào các phong trào ở địa phương, đặc biệt là các phong trào an ninh trật tự và phong trào xây dựng nông thôn mới do Hội CCB phát động".

Theo Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm Nguyễn Đình Anh, ngoài phát triển kinh tế hộ gia đình giỏi, ông còn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, hội viên CCB để cùng nhau phát triển. Nhờ vậy, đến nay toàn xã có 58 mô hình kinh tế thu nhập trên 100 triệu đồng trở lên, đặc biệt hội viên CCB xã không còn hộ nghèo và cận nghèo, trên 50% số hộ có đời sống kinh tế khá giả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Những vườn nho hạ đen tại hợp tác xã Nga Hải (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch. Đây là cây trồng mới,  có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp, sử dụng bộ giống chủ lực, các vùng sản xuất lạc xuân tại Hà Tĩnh đã bắt đầu cho thu hoạch với nhiều tín hiệu tích cực.
Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Tôi là Phạm Đăng Bình (61 tuổi), ở thôn Mỹ Trung, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 2000, tôi xin nghỉ làm bảo vệ rừng tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và bắt đầu nghề cuốc (khai thác) nhựa thông.
An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở các tỉnh, thành hiện nay. Song, chăn nuôi nhỏ lẻ lại đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý. Những quy kết về sự thiếu ý thức của người nuôi là có căn cứ nhưng để thiết lập ý thức bằng các giải pháp quản lý thì hầu như lại đang bỏ ngỏ.
"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

Việc thu gom rơm bằng máy không chỉ giảm được công lao động mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp tận dụng phế thải sau thu hoạch, hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh.