Sớm giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện ở Trường Mầm non Thụ Lộc

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, nhiều phụ huynh học sinh Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) khiếu kiện và kéo đến trường mong gặp hiệu trưởng “đòi” lại tiền thừa từ năm học trước. Sự việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học của nhà trường, cần sớm được giải quyết dứt điểm.

som giai quyet dut diem tinh trang khieu kien o truong mam non thu loc

Trường Mầm non Thụ Lộc - nơi xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Năm học 2016-2017 kết thúc, phụ huynh Trường Mầm non Thụ Lộc đã phát hiện sự “nhập nhằng” trong các khoản thu, chi của trường. Trước sức ép của phụ huynh, đầu năm học mới, cô Hoàng Thị Thành - Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức họp, công bố trả lại tiền dư 80 triệu đồng của năm học 2016-2017 cho phụ huynh (gồm tiền mua tài liệu, vệ sinh và nước uống gần 54 triệu đồng; tiền ăn bán trú hơn 26 triệu đồng). Đến cuối tháng 9, trường mới chỉ trả hơn 18 triệu đồng cho 94 học sinh lớp 5 tuổi (trong đó, mỗi em được trả lại 209.000 đồng).

Bất bình trước sự việc này, phụ huynh ở các khối lớp 2, 3, 4 tuổi vẫn tiếp tục đấu tranh và kéo đến trường để “đòi nợ”. Trước tình hình đó, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụ Lộc đã đề nghị phụ huynh lớp 2, 3, 4 tuổi chuyển số tiền dư từ năm học 2016-2017 nộp vào tiền ăn bán trú cho con. Nhưng, nhiều phụ huynh không đồng ý và yêu cầu phải trả lại toàn bộ số tiền. Do nợ cũ chưa trả hết nên đến nay, nhiều phụ huynh vẫn chưa đóng tiền bán trú cho con trong năm học này. Để duy trì nền nếp bán trú - một trong những hoạt động quan trọng của bậc mầm non, trường đã phải nợ các nhà cung cấp dịch vụ. “Cứ như thế này, việc duy trì nền nếp bán trú cũng không thể kéo dài, vì không ai cho nợ mãi” - một giáo viên chia sẻ.

Từ dư luận, chính quyền địa phương đã vào cuộc. Ông Phan Văn Châu - Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đã yêu cầu nhà trường trả lại số tiền thừa cho phụ huynh. Xã cũng đã có tờ trình gửi lên UBND huyện, Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT huyện đề nghị luân chuyển cô Thành vì việc gây mất đoàn kết nội bộ. Quá trình công tác, cô Thành không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh, quần chúng nhân dân nên gặp nhiều khó khăn trong công việc”.

Ngày 10/10, cô Hoàng Thị Thành cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đến ngân hàng vay 80 triệu đồng để bàn giao cho thủ quỹ thanh toán các khoản nợ cho phụ huynh. Dù đã được trả lại tiền nhưng nhiều phụ huynh vẫn tiếp tục đấu tranh, mong làm rõ những sai phạm trong công tác quản lý các khoản thu, chi.

Chị Phan Thị Cẩm (thôn Đồng Châu, xã Phù Lưu) cho biết: “Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị đến Phòng GD&ĐT, UBND huyện. Đơn kiến nghị lần 2 được gửi đi cả tháng nay, huyện cũng đã thành lập đoàn thanh tra về làm việc nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết luận. Chúng tôi mong các ngành chức năng sớm làm rõ những sai phạm của hiệu trưởng nhà trường. Có như thế dư luận mới yên lòng”.

Là một xã thuần nông của huyện nghèo Lộc Hà, để kiếm tiền nộp học cho con, nhiều phụ huynh đã lao động rất vất vả hoặc phải vay mượn. Thế nhưng, những đồng tiền ấy đã được chi tiêu tùy tiện. Các cấp, ngành liên quan cần sớm giải quyết dứt điểm những sai phạm trên để chấm dứt tình trạng khiếu kiện, đưa công tác dạy và học ở nhà trường đi vào nền nếp.

Đọc thêm

Cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Võ Xuân Hoa

Cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Võ Xuân Hoa

Ông Võ Xuân Hoa ở xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) phản ánh đến Báo Hà Tĩnh việc ông bị người khác tranh chấp thửa đất của gia đình dẫn đến không làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua xác minh, chúng tôi nhận thấy nội dung phản ánh ông Hoa hoàn toàn có căn cứ, cần được quan tâm giải quyết.
Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.