Vướng mặt bằng, đường qua khu TĐC Kỳ Long tắc đầu, nghẽn cuối

Sau gần 10 năm triển khai xây dựng, tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A vào khu TĐC phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ làm được khoảng 1,5 km. Công trình nhiều năm bị lãng quên, đang dang dở nhưng không thể thi công tiếp do bị vướng mặt bằng cả ở điểm đầu lẫn điểm cuối...

Vướng mặt bằng, đường qua khu TĐC Kỳ Long tắc đầu, nghẽn cuối

Đường lớn đã mở trên khu TĐC phường Kỳ Long nhưng phải tạm dừng gần 10 năm do vướng 550m mặt bằng đoạn từ Quốc lộ 1A vào khu TĐC...

Tuyến đường này đi qua khu vực Cồn Điện, thôn Long Thành (phường Kỳ Long) là một trong những hạng mục quan trọng của Dự án Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Kỳ Long và cũng là tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong vùng.

Toàn bộ dự án khu tái định cư do Công ty Cổ phần Xuân Thành Group (Ninh Bình) làm tổng thầu, vừa thiết kế, vừa thi công và được khởi công xây dựng từ năm 2009. Trong khi nhiều hạng mục khác của dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ lâu thì sau 10 năm triển khai thi công, tuyến đường giao thông dài hơn 2 km này vẫn đang dang dở.

Vướng mặt bằng, đường qua khu TĐC Kỳ Long tắc đầu, nghẽn cuối

Đường lớn chưa thông nên từ khu TĐC ra Quốc lộ 1A, cư dân ở đây phải đi qua con đường nhỏ gồ ghề, ngổn ngang vì vướng mặt bằng thi công...

Khi đi về vị trí gần Quốc lộ 1A, chúng tôi thấy, khoảng cách từ nơi đường làm dở ra quốc lộ dài khoảng 550 m với những ngôi nhà hoang đang bị đập phá dở, mặt bằng ngổn ngang, bị ngăn cách bởi hố sâu và gạch vữa.

Ở phía ngược lại, mặt bằng tại khu vực gần đường tránh cũng đang bị tắc ngẽn, giữa đường mới làm và đường cũ có đóng cọc giới hạn xe cộ, đoạn đường cũ chưa được làm có chiều dài khoảng 300m. Đặc biệt, phía tay trái theo hướng từ đường mới làm lên đường tránh còn có khu vực nghĩa trang nằm trong vùng quy hoạch chưa được cất bốc, di dời.

Vướng mặt bằng, đường qua khu TĐC Kỳ Long tắc đầu, nghẽn cuối

Để thông lên đường tránh, cần phải tiếp tục hoàn thiện thêm 300 m nữa, nhưng đây được xem là nhiệm vụ rất khó khăn vào thời điểm này. Trong ảnh: Khu vực giao nhau giữa đường mới làm và đường cũ

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Trần Văn Chung - Chủ tịch UBND phường Kỳ Long cho rằng: “Tại khu vực gần Quốc lộ 1A có 21 hộ bị ảnh hưởng và khi mới bắt đầu triển khai đã có 8 hộ nhận tiền, 13 hộ còn lại chưa đồng tình với mức áp giá đền bù nên không nhận. Giai đoạn đó trên địa bàn triển khai nhiều dự án nên chính quyền các cấp chưa thực sự tập trung giải quyết, dẫn đến vướng mắc kéo dài. Gần đây, kiểm tra lại thì người dân đòi điều chỉnh mức đền bù với mức cao gấp 3 lần mức cũ. Chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên nhưng phương án điều chỉnh mức đền bù không được chấp thuận”.

Vướng mặt bằng, đường qua khu TĐC Kỳ Long tắc đầu, nghẽn cuối

52 ngôi mộ nằm trong khu vực ảnh hưởng của dự án làm đường chưa thể di dời được xem là một trong những vấn đề nan giải hiện nay...

“Còn tại khu vực gần đường tránh, công trình này cũng vướng mặt bằng do có 52 ngôi mộ chưa được di dời nằm trong phạm vi xây dựng. Đây được xem là vấn đề khá nan giải vì người dân đang vin vào vấn đề tâm linh hay mộ chưa đến thời gian để cất bốc. Cá biệt, có một số hộ còn đưa các tồn đọng, vướng mắc, chưa thỏa mãn trong quá trình thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ di dời, TĐC trước đây để gây sức ép, đòi được giải quyết mới hợp tác” - Chủ tịch Chung cho biết thêm.

Vướng mặt bằng, đường qua khu TĐC Kỳ Long tắc đầu, nghẽn cuối

Khoảng 1,5 km đường rộng, đẹp đã cơ bản hoàn thành nhưng do vướng mặt bằng, chưa thể thông tuyên nên vắng bóng người và xe, gây lãng phí trong đầu tư công...

Trao đổi về vấn đề này, đại diện của Ban quản lý khu vực của Khu Kinh tế tỉnh (chủ đầu tư) cho biết: Đây là hạng mục nằm trong tổng thể cũ dự án chung nên không thể bóc tách giá trị đầu tư, nhưng theo ước tính tại thời điểm phê duyệt dự án thì 2 đoạn vướng mắc mặt bằng với chiều dài 850 m này có giá trị khoảng 21.700 triệu đồng. Vì thời điểm triển khai xây dựng không làm tốt công tác đền bù để giải phóng mặt bằng nên công trình không thể thi công theo kế hoạch.

Đây là công trình sử dụng nguồn vốn TĐC của dự án Formosa nên đến nay nay chính phủ đã tạm dừng. Vì vậy, muốn thi công tiếp thì thị xã Kỳ Anh phải hoàn tất công tác mặt bằng, sau đó chúng tôi mới báo cáo UBND tỉnh để xin chủ trương và bố trí nguồn ngân sách của tỉnh mới có thể triển khai tiếp...

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.