Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn: Công tác chuẩn bị phải được thực hiện tốt để hoạt động giám sát được triển khai đúng thời gian, chương trình và đạt chất lượng tốt. Đặc biệt, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của địa phương, đơn vị chịu sự giám sát.
Cuộc giám sát nhằm rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn từ 2011 đến 31/12/2016; kết quả đạt được, hạn chế, bất cập; đồng thời tìm ra nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan và các giải pháp để nâng cao hiệu chất lượng, hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội Trần Đình Gia: Các thành viên cần làm tốt công tác chuẩn bị, nhất là những ngành liên quan đến lĩnh vực pháp luật để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều dưới góc độ pháp lý.
Để đạt được mục đích trên, việc giám sát được thực hiện đầy đủ, khách quan, thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát; đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát.
Đơn vị chịu sự giám sát, khảo sát trong đợt giám sát này gồm UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố; một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Đình Đức: Để hoạt động giám sát đạt mục đích nguyên nghĩa, trong quá trình triển khai cần gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy để các đơn vị và cử tri hiểu, chấp hành tốt hơn.
Dự kiến từ ngày 17/3 đến 30/3, Đoàn giám sát tổ chức giám sát tại các cơ quan, đơn vị. Từ ngày 1/4 đến 10/4, Đoàn giám sát xây dựng, hoàn thiện báo cáo kết quả; hoàn thành báo cáo giám sát gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15/4.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã bàn bạc, thảo luận về cách thức, nội dung cụ thể, hình thức và dự kiến các đơn vị, địa phương giám sát để cuộc giám sát đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất. Đoàn giám sát cũng đã phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện của các thành viên.