Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Giám sát việc thực hiện chính sách phát luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp quan tâm công tác xử lý chất thải và các tấm pin mặt trời sau khi đã hết thời hạn sử dụng.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Đoàn ĐBQH phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tiến hành giám sát tại Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa.

Chiều 10/3, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng và Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa thuộc địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ trì cuộc giám sát.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Đoàn giám sát theo dõi quy trình sản xuất điện mặt trời tại nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa

Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng (thuộc thôn Hưng Tân, xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên) do Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên xây dựng năm 2020 trên nền diện tích gần 30 ha với tổng vốn hơn 673 tỷ đồng.

Nhà máy hướng đến mục tiêu sản xuất điện năng từ năng lượng điện mặt trời để đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đa dạng hóa nguồn cấp điện trên địa bàn, từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Giám đốc Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên Bùi Quang Cường: Dự án nằm ở vùng đồi núi thấp, phù hợp cho việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời; đồng thời tại đây cũng gần các vị trí trạm biến áp, đường dây truyền tải nên phù hợp cho việc phát triển nhà máy điện mặt trời.

Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hưng có công suất 29 MWp, hiện đang tạo việc làm cho 30 lao động. Năm 2022, nhà máy dự kiến sản xuất 35 triệu kWh, song, do ảnh hưởng của thời tiết nên cuối năm, doanh nghiệp chỉ sản xuất được hơn 29 triệu kWh (đạt 81,9% kế hoạch đề ra). Qua đó, Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên thu về doanh thu khoảng 50 tỷ đồng; nộp NSNN gần 5 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa (thuộc thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa, Cẩm Xuyên) do Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đầu tư với quy mô 63 ha, công suất 50 MWp, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Giám đốc Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa Lê Hồng Phong: Chính quyền địa phương cần tuyên truyền để người dân không thả diều xung quanh khu vực dự án điện mặt trời, tránh dây diều bị mắc vào đường dây điện; không vứt rác và xác động vật vào khu vực nhà máy…

Từ ngày phát điện (tháng 6/2019) đến nay, Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa đã sản xuất 210 triệu kWh điện, đạt doanh thu 451 tỷ đồng. Ngoài tạo việc làm cho 17 lao động thường xuyên, mỗi năm, nhà máy phải sử dụng từ 500 – 800 ngày công lao động phổ thông địa phương để rửa pin, vệ sinh cắt cỏ...

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Trưởng ban Kinh tế - xã hội HĐND huyện Cẩm Xuyên Bùi Thị Hảo: Cử tri địa phương phản ánh nước thải xả ra không có hệ thống thu gom, một số diện tích đất của dự án đã chuyển đổi mục đích sử dụng, đề nghị doanh nghiệp làm rõ.

Thời gian qua, thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, Công ty TNHH GA Power Solar Parka Cẩm Xuyên và Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đã tuân thủ đúng các quy định của các luật có liên quan như: Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai… và các nhiệm vụ được quy định tại các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Đoàn giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tại Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa

Thực hiện thu gom xử lý các chất thải, tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng trong sản xuất năng lượng mặt trời, các nhà máy đã xây dựng hệ thống nhà kho, sân bãi nhằm tập kết và chứa đựng các rác thải công nghiệp phát sinh trong quá trình vận hành sửa chữa thay thế để xử lý theo quy định. Với các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng, nhà sản xuất nước ngoài cam kết sẽ thu hồi và xử lý đảm bảo an toàn môi trường.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh Dương Thanh Hòa: Các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên cần quan tâm công tác xử lý chất thải và các tấm pin mặt trời.

Tại buổi giám sát chuyên đề, đại diện doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương tuyên truyền để người dân không thả diều xung quanh khu vực dự án điện mặt trời, tránh giây diều bị mắc vào đường dây điện; Nhân dân quanh vùng không vứt rác và xác động vật vào khu vực nhà máy…

Tham gia góp ý, một số thành viên đoàn giám sát cho rằng, các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên cần quan tâm công tác xử lý chất thải và các tấm pin mặt trời; triển khai hiệu quả các giải pháp vận hành an toàn, ổn định để đóng nộp ngân sách và tạo việc làm cho lao động địa phương…

Kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia ghi nhận nỗ lực, kết quả của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Thường trực HĐND tỉnh giám sát tại các nhà máy điện mặt trời ở Cẩm Xuyên

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của đại biểu

Về những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, đoàn giám sát sẽ tổng hợp các ý kiến, trình cấp trên xem xét.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.