Đội ngũ cộng tác viên giảm nhiệt huyết, công tác dân số Hà Tĩnh gặp khó khăn

(Baohatinh.vn) - Thiếu đi nhiệt huyết của đội ngũ cộng tác viên dân số (CTV), công tác dân số ở Hà Tĩnh lại thêm một lần đứng trước khó khăn, thách thức.

Đội ngũ cộng tác viên giảm nhiệt huyết, công tác dân số Hà Tĩnh gặp khó khăn

Đội ngũ cán bộ, CTV dân số cơ sở được xem là cánh tay nối dài đưa chủ trương chính sách về công tác dân số đến tận người dân (Trong ảnh: Cán bộ, CTV dân số ở xã Sơn Hòa- Hương Sơn tuyên truyền vận động bà con thực hiện chính sách DS/KHHGĐ)

Theo số liệu từ Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh, toàn tỉnh có 2.589 CTV dân số được phân bố theo địa bàn dân số. Trong đó có 2.135 CTV thuộc 2.135 thôn, từ năm 2015 được hưởng chế độ phụ cấp từ ngân sách xã. Nguồn phụ cấp này được thực hiện theo Nghị quyết 165/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (Quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo Nghị định 29/2013/NĐ-CP). Theo đó, mỗi tháng, số CTV này được nhận từ 0,5 đến 0,55 lần mức lương cơ sở (khoảng 700 đến 770 ngàn đồng/tháng).

454 CTV còn lại chỉ phụ trách công tác dân số địa bàn (ở thôn có 2 địa bàn dân số trở lên) được hưởng phụ cấp mỗi tháng 200 ngàn từ chương trình mục tiêu y tế - dân số.

Đội ngũ CTV ở các thôn xóm là cánh tay nối dài của ngành dân số. Dù vất vả, nhưng nguồn kinh phí phụ cấp theo tinh thần Nghị quyết 165 của HĐND tỉnh đã là sự ghi nhận, là nguồn động viên để họ phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Đội ngũ cộng tác viên giảm nhiệt huyết, công tác dân số Hà Tĩnh gặp khó khăn

Thiếu đi nhiệt huyết trong công việc, công tác dân số ở cơ sở bị đình trệ, việc triển khai chiến dịch gặp nhiều khó khăn

Thế nhưng, thời gian gần đây, công tác dân số ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Nguyên nhân là do sự biến động của đội ngũ CTV dân số ở cơ sở.

Anh Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng truyền thông Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh cho biết: “Thực hiện Nghị quyết 156/2019/NQ-HĐND tỉnh ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh (quy định số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, chức danh, số lượng, mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, mức bồi dưỡng với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố), các địa phương đang tiến hành giảm số người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Trên tinh thần đó, trên 50% số CTV dân số đã thay mới và số lượng này có khả năng sẽ tăng thêm”.

Cũng theo tinh thần Nghị quyết 156 HĐND tỉnh, kinh phí đối với đội ngũ không chuyên trách thôn xóm được khoán theo nhóm nhiệm vụ. Vì thế, phụ cấp của mỗi CTV dân số hiện tại chỉ giao động từ 200-250 ngàn đồng/người/tháng.

“Sự thay đổi về đội ngũ, nguồn phụ cấp giảm khiến các CTV dân số đã không còn nhiệt huyết với công việc. Việc thu thập số liệu biến động dân số, công tác tuyên truyền vận động, triển khai chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ hầu như bị đình trệ” - Chị Đặng Thị Mỹ Lê, cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Cẩm Xuyên cho biết.

Đội ngũ cộng tác viên giảm nhiệt huyết, công tác dân số Hà Tĩnh gặp khó khăn

Cùng với nhiều ý kiến của các huyện, thành thị tham gia tại hội nghị giao ban ngành dân số vừa qua, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Hương Khê Nguyễn Tường Lâm bày tỏ nỗi lo lắng, băn khoăn khi đội ngũ CTV thiếu mặn mà với công việc

Thực trạng ở Cẩm Xuyên cũng là bức tranh chung trong công tác dân số ở các huyện, thành, thị trên địa bàn Hà Tĩnh. Tại hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm của Chi cục DS/KHHGĐ, phần lớn cơ sở đều phản ánh khó khăn này.

Anh Nguyễn Tường Lâm - Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Hương Khê cho biết: “Thực hiện tinh thần Nghị quyết 156, toàn huyện đã có 55 CTV dân số ở các xã: Gia Phố, Phú Phong, Hương Trạch, Phú Gia, Hương Vĩnh… được kiện toàn. Tuy nhiên, đội ngũ này phải thực hiện cùng lúc nhiều nhóm nhiệm vụ như: y tế - dân số; phụ nữ - gia đình. Trong khi đó, nguồn phụ cấp theo mức giao khoán từng xã bình quân chỉ từ 200 đến 250 ngàn đồng/người/tháng, nên phần lớn họ không mặn mà với công việc”.

Thực tế trên đang “làm khó” công tác dân số ở Hà Tĩnh, đặc biệt là thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.