(Baohatinh.vn) - Dưới chân cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim) - nơi có những dãy cột bê tông bám đầy hàu, ngày ngày, những người phụ nữ miền biển ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn cần mẫn mưu sinh.
Những ngày này, tranh thủ khoảng thời gian thủy triều rút, chị em phụ nữ ở xã Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) tìm đến chân cảng Cửa Sót để tìm hàu, mang bán cho thương lái.
Các chân trụ bê tông bám đầy hàu ở chân cảng cá Cửa Sót từ nhiều năm nay đã là nơi phụ nữ miền biển Lộc Hà có thêm nghề tìm hàu, tạo thêm thu nhập.
Buổi trưa, khi thủy triều rút, nhóm phụ nữ khoảng 10 người mang theo các dụng cụ như búa đinh, dùi sắt, rổ đựng... đi dọc các chân trụ bê tông để tìm hàu.
Những người nhiều kinh nghiệm trong nghề sẽ nhận biết được những nơi có nhiều hàu và nơi có con hàu lớn. Khi đục, nếu trúng hàu chắc thì nước sẽ có màu như sữa.
Nghề đục hàu trên đá đòi hỏi sự kiên nhẫn, chịu khó, người làm nghề phải nhanh tay, làm việc năng suất trong khoảng thời gian thủy triều xuống.
Chị Trần Thị Mỹ (trú thị trấn Lộc Hà) chia sẻ: Tôi mới làm nghề nên mỗi ngày chỉ tìm được khoảng 8 kg hàu vỏ, còn những người cùng đi với tôi hầu hết đã có nhiều năm kinh nghiệm nên thu được sản phẩm nhiều hơn”.
Bà Nguyễn Thị Oanh (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) - một trong những người lâu năm trong nghề, tay dùi sắt, tay búa thoăn thoắt đục để tách những con hàu đang bám vào trụ bê tông nằm sát mép nước biển. Bà Oanh kể: "Từ 13h chiều, tôi ra đây kiếm hàu, khoảng 15h chiều tôi về cùng chồng và con ra khơi đánh cá. Mỗi buổi tôi thu được 1 đến 1 yến rưỡi hàu vỏ, bán được từ 100.000 đồng - 200.000 đồng".
Mặc dù thời tiết những ngày này vẫn còn se lạnh nhưng những người phụ nữ miền biển vẫn miệt mài làm việc.
Bà Trần Thị Thanh (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) có gần 10 năm làm nghề chia sẻ, công việc tuy vất vả nhưng giúp người dân có thêm đồng ra đồng vào, trang trải cuộc sống.
Hàu sau khi thu hoạch được rửa sạch lớp cát.
Sau đó sẽ được người dân đem về tách vỏ rồi bán cho các thương lái, hoặc đem ra chợ để tiêu thụ. Giá hàu ruột hiện được bán với giá 50 - 70 ngàn đồng/kg.
Đến khoảng 16 giờ chiều, thủy triều bắt đầu lên cũng là lúc chị em kết thúc buổi làm việc, trở về nhà. Mỗi buổi làm việc, các chị thu được từ 100 - 200 ngàn đồng tùy từng thời điểm. Thành quả lao động sau những giờ miệt mài đục hàu đang giúp họ có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống.
Với nhiều trải nghiệm mang đậm màu sắc nông thôn Việt Nam, thôn Trang Liên Nhật (phường Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) thu hút hơn 1.500 lượt khách mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Thay vì đi du lịch ở những nơi xa xôi, nhiều người dân Hà Tĩnh đã lựa chọn đi du lịch trong địa bàn tỉnh để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian di chuyển.
Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Thời tiết khá nóng, các điểm đến được tân trang, xây dựng nhiều sản phẩm hấp dẫn, công tác quảng bá lan tỏa... là những yếu tố giúp thu hút du khách về với biển Hà Tĩnh trong kỳ nghỉ lễ.
Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ đến giờ phút hào hùng, cùng đoàn quân chiến thắng có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Hà Tĩnh sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn với đa dạng loại hình du lịch. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội lý tưởng để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá.
Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản, quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 1 trong 2 phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975 để kịp thời ghi lại khoảnh khắc lịch sử của dân tộc.
Từng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, phải chịu biết bao bom đạn của kẻ thù, song giờ đây, những miền quê của Hà Tĩnh đang “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
Từng trang nhật ký, từng lá thư hoen màu theo thời gian như những mảnh ghép thiêng liêng, tái hiện cuộc đời và lý tưởng cao đẹp của những con người đã ngã xuống vì đất nước.
Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã lập nên nhiều chiến tích vẻ vang, trong đó, thành tích bắn rơi hàng trăm chiếc máy bay địch, bắt sống giặc lái là niềm tự hào mãnh liệt.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.
Góp phần vào thành tựu chung của văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, từ kháng chiến chống Mỹ đến nay, lĩnh vực nhiếp ảnh đã tạo dấu ấn đậm nét, khi khắc họa những thời khắc lịch sử và sự phát triển của quê hương.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã về dự khai trương du lịch biển ở Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Xuân Hải (Thạch Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân).
Xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật công phu, hấp dẫn và tăng cường các hoạt động bên lề, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng "bấm nút" khai trương du lịch biển năm Hà Tĩnh năm 2025,
Check-in hàng ngàn chiếc đèn lồng đa sắc màu, thả hoa đăng trên kênh Bàu Dài... mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ khi về biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp này.
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy là một trong những người tâm huyết nhất nghiên cứu về núi Hồng ở nhiều phương diện nên nhiều người tôn gọi ông là “Kẻ sĩ Ngàn Hống”.