Đừng dán mác "yêu thương con" cho những mục tiêu ích kỉ của cha mẹ

Có rất nhiều điều các em bé đang bị chính bố mẹ của mình “tước đoạt”, đó là quyền được làm trẻ con, quyền được sử dụng thời gian của bố mẹ, quyền được nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi chính bố mẹ của mình, quyền được lớn lên theo đúng với “nhịp điệu” của một em bé...

Gần một năm qua, tôi có nhiều chuyến thăm quan đến các trường mầm non ở Hà Nội và Sài Gòn, những chuyến thăm quan với tâm thế của một người mẹ, mang theo mong muốn lớn nhất là tìm được một ngôi trường phù hợp cho con mình. Những chuyến đi đó đã đánh thức và thay đổi hoàn toàn rất nhiều suy nghĩ, quyết định của tôi.

dung dan mac yeu thuong con cho nhung muc tieu ich ki cua cha me

Sống cùng với nhịp điệu và trật tự của con là một trong những điều giúp hành trình làm cha mẹ trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và hạnh phúc. (Ảnh: Dương Anh)

Khi quan sát những em bé học trong những lớp học "nhà phố", "biệt thự", "trung tâm thương mại"… đầy ắp đồ chơi xanh đỏ tím vàng, với không gian hàng ngày chủ yếu đóng khung trong bốn bức tường và những sân chơi nhân tạo chật hẹp, tôi thấy lũ trẻ thường có xu hướng nói to, khóc to, giải quyết xung đột bằng cách lao vào nhau, hay chạy nhảy, hành động rất mạnh… Đó là điều mà tôi không nhìn thấy ở những em bé học trong các ngôi trường giản dị trong thiên nhiên, nhiều bóng cây xanh và ánh nắng mặt trời, với sân chơi cỏ, đất, sỏi… nằm dưới một bầu trời và thời gian vui chơi vận động ngoài trời chiếm phần lớn thời gian ở trường. Lũ trẻ ở đó tự do trong những giới hạn an toàn của riêng mình, chúng phấn khích một cách bình tĩnh và chậm rãi, bao dung với những phiền toái mà bạn bè mang lại, tôn trọng ranh giới của nhau và hiểu rất rõ những nhu cầu bản năng của chính mình.

Tôi cảm nhận rất rõ rằng, những em bé ở đó đang thực sự được sống theo "nhịp điệu và trật tự của riêng mình" – của một đứa trẻ đang lớn. Điều đó cũng làm tôi buồn bã nhận ra rằng, có rất nhiều, rất nhiều những em bé khác, đang phải sống theo "nhịp điệu và trật tự của cha mẹ" – của những người lớn mất phương hướng và hoài nghi về tất cả mọi thứ trên đời.

Có một xu hướng đang dần nhen nhóm trong thị trường giáo dục mầm non, đó là sự xuất hiện của những ngôi trường "tuyển sinh phụ huynh" chứ không phải là học sinh, tiêu chuẩn cũng như quy trình lựa chọn phụ huynh rất khắt khe và mất thời gian, có lẽ vì thế, những ngôi trường như vậy thường đang bị dán mác là "chảnh". "Chảnh" là đúng rồi, trường kiểu gì mà yêu cầu phụ huynh cam kết đón con đúng 4h15 phút chiều vì không có giờ trông muộn, trường kiểu gì mà bắt phụ huynh dành 1 tiếng mỗi tuần đến lớp đọc sách cho các con nghe, lại còn phải tự bỏ tiền ra mua bát đĩa cho con ăn khi con làm vỡ, trường kiểu gì mà không lắp wifi và yêu cầu phụ huynh không được sử dụng điện thoại trong khuôn viên của trường…

Cô bạn thân làm quản lý ở một trường mầm mon của tôi sầu não kể, một phụ huynh vừa xin chuyển trường cho con vì "cả tháng nay cháu không nói được thêm từ tiếng Anh nào mới cả", cô bé vừa mới chuyển đến trường bạn tôi vừa đầy một tháng, sau vài ba lần chuyển trường trước đó. Mục tiêu của phụ huynh kia rất rõ ràng là sau khi học hết mầm non, con phải BIẾT NÓI TIẾNG TIẾNG ANH THÔNG THẠO, vì thế, một tháng mà không nói thêm được từ nào mới thì rõ ràng là không được rồi. Cô bé 4 tuổi khóc lóc vật vã vì bị chuyển khỏi ngôi trường mà em vừa mới bắt đầu yêu quý và gắn bó, nhưng nước mắt và nỗi buồn của em đâu có thay đổi được gì, em sẽ lại được mẹ chuyển về ngôi trường sẽ giúp em hoàn thành được mục tiêu của mẹ. Có hàng tỉ mục tiêu và lý do để phụ huynh chúng ta đánh giá và xếp hạng một ngôi trường:

Sao cả tuần vừa rồi tôi thấy con không tiến bộ, không học được cái gì mới?

Thực đơn tuần này sao toàn món khó ăn, hôm nào con cũng ăn không hết suất?

Tại sao trường không có bữa phụ buổi sáng, bữa xế buổi chiều, chỉ ăn có 3 bữa một ngày các con đói thì sao?

Tại sao trường không có giáo viên nước ngoài?

Tôi muốn nhìn thấy con quần áo tươm tất, thơm tho sạch sẽ lúc bố mẹ đón về.

Sao cả tuần rồi không thấy post ảnh con lên fanpage của trường?

Yêu cầu nhà trường phải lắp camera trong lớp học.

Trong hàng tỉ mục tiêu và lý do đó, có chút nào là thực sự vì niềm vui của các em bé, thực sự vì một môi trường để lũ trẻ được sống theo "nhịp điệu và trật tự của riêng mình"?

Các bố mẹ đang đi tìm trường cho con với mong muốn và mục tiêu gì vậy? Có phải họ đang dán mác "yêu thương con" cho những mục tiêu ích kỉ và cố gắng che giấu đi những hoang mang bất lực của mình?

Như là ở nhà bố mẹ không thể cho được con ăn, thì đã có cô ở trường lo.

Như là ở nhà bố mẹ nói con không nghe lời, thì đã có cô ở trường dạy bảo.

Như là ở nhà bố mẹ không bế ẵm, thì đã có cô ở trường cưng nựng.

Như là ở nhà bố mẹ không có thời gian thủ thỉ tỉ tê, thì đã có cô ở trường hàn huyên tâm sự.

Như là ở nhà với bố mẹ con chẳng thấy vui, thì đã có trường xịn, cô tốt có thể làm con vui sướng suốt tuần…

Phụ huynh thà cắn răng chi trả một mức học phí cao chới với, còn hơn phải về sớm mỗi ngày một tiếng đón con!

Khi tôi đọc bài viết chia sẻ của một hotmom về việc "trẻ em ở Việt Nam đang bị tước đoạt những gì?", nào là những sân chơi, nào là môi trường bị hủy hoại, điều khiến tôi giật mình không phải là những điều "tồi tệ" đó mà là bình luận của rất nhiều cha mẹ, họ thốt lên "Trời ơi, tội nghiệp cả một thế hệ!", họ trăn trở "Làm thế nào cho con chúng ta được phát triển bình thường nhất đây?"…. Bởi vì có những thứ còn nguy hiểm và tệ hại hơn vậy rất nhiều lần, các em bé đang bị chính bố mẹ của mình "tước đoạt", đó là quyền được làm trẻ con, quyền được sử dụng thời gian của bố mẹ, quyền được nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi chính bố mẹ của mình, quyền được lớn lên theo đúng với "nhịp điệu và trật tự" của một em bé… Vì thế, trước khi nghĩ đến đầy rẫy những điều tiêu cực mà ai cũng có thể nhìn thấy ngoài kia, các bố mẹ hãy thử nghĩ đến việc hôm nay mình mỉm cười với con mấy lần, mình đã chơi được với con bao lâu, mình có ôm con vào lòng thật chặt hay chưa hoặc mình có nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của con trên đường đi học về…?

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, cốt lõi quan trọng nhất tạo nên hạnh phúc và sự trưởng thành cho mọi đứa trẻ chính là gia đình của các em, là sự cân bằng và bình an tâm trí của bố mẹ các em. Một khi trái tim của bố mẹ còn thấp thỏm, tâm hồn của bố mẹ còn chênh vênh, thì khi đó, chẳng thể tìm thấy sự lựa chọn nào tốt nhất cho một em bé, trên mọi phương diện chứ không chỉ là một ngôi trường.

Theo Trí Thức trẻ

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.