Đừng làm “tấm gương chiếu ngược” cho con trẻ!

(Baohatinh.vn) - Chỉ một vài phút giây thiếu kiềm chế, người lớn vô tư cãi nhau, thậm chí có hành vi bạo lực ngay trước mặt con trẻ. Thực trạng đáng buồn này đang diễn ra tại nhiều gia đình ở Hà Tĩnh.

Một lần, tôi vô tình đến thăm nhà người bạn ở ngay TP Hà Tĩnh, không may lúc đó hai vợ chồng bạn đang cãi nhau. Cả vợ lẫn chồng đều lớn tiếng “đối đáp” không ai nhường ai. Thậm chí, trong lúc bực tức, người chồng còn “tiện chân” đá luôn chiếc ghế trước mặt, mặc cho đứa con trai 3 tuổi đang ngồi trong lòng mẹ khóc nức nở. Chỉ đến khi đứa con vừa la hét, vừa khóc quá to, đôi vợ chồng trẻ mới chịu dừng lại, mỗi người đi một ngả.

Đừng làm “tấm gương chiếu ngược” cho con trẻ!

Dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc cãi nhau trước mặt con cái là điều không thể chấp nhận được. Ảnh minh họa Internet

Cũng không ít lần gia đình tôi và đứa con nhỏ chưa đầy 2 tuổi bị “tra tấn” bởi những cuộc cãi vã ầm ĩ của gia đình hàng xóm. Dù chưa hiểu chuyện nhưng mỗi lúc hàng xóm cãi cọ lớn tiếng, con gái nhỏ đều ôm chặt lấy tôi với vẻ mặt sợ hãi. Đáng thương hơn là những đứa con của họ, chúng trực tiếp chứng kiến mọi diễn biến của câu chuyện đau lòng ấy.

Có vô vàn lý do khiến người lớn xảy ra cãi vã, có thể là từ câu chuyện ngoài xã hội không cùng quan điểm; hay về phương pháp giáo dục con cái; những lần chồng đi nhậu về muộn; người vợ thiếu vui vẻ khi bạn chồng tới nhà... Thế nhưng, dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc cãi nhau trước mặt con cái là điều không thể chấp nhận được.

Hầu hết người lớn cũng nhận ra việc cãi nhau trước mặt con trẻ là điều không nên. Tuy nhiên, khi xảy ra xung đột, theo bản năng, người lớn không thể kiềm chế cảm xúc. Nóng giận thì chẳng ai cư xử chuẩn mực cả. Và hơn ai hết, con trẻ là người phải hứng chịu những thương tổn trong tâm hồn.

Đừng làm “tấm gương chiếu ngược” cho con trẻ!

Con trẻ sẽ phải chịu những tổn thương trong tâm hồn không có gì bù đắp nổi. Ảnh minh họa Internet

Anh L.V.B ở thị trấn Hương Khê chia sẻ: “Biết rằng, vợ chồng cãi nhau trước mặt con là sai nhưng đôi lúc không kiềm chế được cơn giận, điều đó vẫn xẩy ra. Sau mỗi lần như thế, quan sát thái độ của con, chúng tôi hối hận vô cùng. Con trẻ, nhiều khi chính là tấm gương soi để cha mẹ tự điều chỉnh hành vi của mình”.

Không ít bố mẹ cho rằng, con còn nhỏ nên nhanh quên. Kỳ thực, chúng lại nhớ rất rõ. Xung đột dù nhỏ cũng gây nên những ấn tượng xấu và để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến tinh thần lẫn thể chất.

Bây giờ, khi nhắc lại chuyện cũ, chị N.M.T ở huyện Lộc Hà vẫn còn rấm rứt: “Nhiều lần bố mẹ cãi nhau, chị em tôi chỉ ôm nhau khóc. Có một lần, chứng kiến cảnh bố đánh mẹ mà hình ảnh người bố trong tôi thay đổi hẳn. Chị em tôi luôn sợ bố và luôn giữ khoảng cách trong thể hiện tình cảm với bố”.

Đừng làm “tấm gương chiếu ngược” cho con trẻ!

Hãy luôn nói với con những lời yêu thương. Ảnh minh họa Internet

Những hành vi tưởng chừng như nhỏ nhặt trong gia đình nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tính cách của trẻ. Chứng kiến người lớn trong gia đình bất hòa sẽ khiến đứa trẻ hoặc trở nên hung hăng hơn hoặc trở thành một đứa trẻ tự kỷ, lầm lũi sống trong thế giới riêng của nó.

Thói xấu này của người lớn cũng rất dễ lây nhiễm sang đứa trẻ, trẻ sẽ hình thành thói quen giải quyết mâu thuẫn bằng quát tháo, thậm chí là bạo lực. Hơn nữa, sống trong môi trường thường xuyên có cãi vã, trẻ cũng sẽ hình thành những quan điểm tiêu cực về mối quan hệ trong gia đình. Bởi thế, người lớn, nếu có thể hãy hạn chế tối đa việc lớn tiếng cãi nhau trước mặt con cái.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.
7 tư duy thay đổi cuộc đời

7 tư duy thay đổi cuộc đời

Điều quyết định sự khác biệt giữa con người không phải tài năng thiên bẩm hay siêng năng, may mắn mà đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.