Tại ổ dịch thuộc thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội hiện nay đã ghi nhận 13 ca mắc COVID-19. Cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy 11.847 mẫu xét nghiệm, đã thực hiện xét nghiệm 9.913 mẫu (trong đó 9.908 mẫu âm tính, 5 mẫu dương tính)
Đối với 732 trường hợp tiếp xúc gần (F1), đã thực hiện xét nghiệm tất cả các mẫu, trong đó 727 trường hợp âm tính và 5 trường hợp dương tính.
* Liên quan đến trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 số 262 (ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) làm việc tại Công ty SamSung, Bắc Ninh, đã tiến hành rà soát 185 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 922 trường hợp có tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2).
Đối với 185 trường hợp F1: Hiện đang cách ly tại BVĐK tỉnh Bắc Ninh 8 trường hợp; khu tập trung của tỉnh 99 trường hợp; chuyển rà soát và cách ly tại các tỉnh 78 trường hợp.
Đối với 922 trường hợp F2: Cách ly tại khu tập trung của tỉnh Bắc Ninh 399 trường hợp; cách ly tại nhà 358 trường hợp; chuyển rà soát và cách ly tại các tỉnh khác 487 trường hợp.
Các cơ quan chuyên môn đã lấy 226 mẫu xét nghiệm (F1: 110 mẫu; F2: 116 mẫu), trong đó 180 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả.
Ảnh minh họa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp, một số hoạt động chính như:
Tiếp tục theo dõi việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; triển khai thực hiện và theo dõi việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cả nước, đặc biệt là ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) quán bar Buddha (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thận Hà Nội, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Đồng thời, tăng cường các hoạt động điều tra, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm cán bộ y tế, bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai, nhà máy Sam Sung (tỉnh Bắc Ninh) tập trung xử lý ổ dịch phòng chống lây nhiễm.
Tính đến sáng 16/4, Việt Nam ghi nhận 268 trường hợp mắc COVID-19, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Việt Nam đã chữa khỏi cho 171 trường hợp mắc bệnh (chiếm 64% tổng số bệnh nhân).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.049, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 471;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.413;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 56.165.4.
Hiện có 3 bệnh nhân nặng đang thở máy, lọc máu là: BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 23 ca.
Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 10 ca.
Năm 2024, tuổi thọ trung bình của người Việt đạt 74,7 tuổi, cao so với các nước cùng mức sống, song số năm sống với bệnh tật lớn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh về đường hô hấp cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định bệnh nhằm có hướng điều trị thích hợp.
Tại các bệnh viện ở Hà Tĩnh, số ca mắc cúm, viêm phổi và các bệnh đường hô hấp đang tăng cao, đa số bệnh nhân còn chủ quan, tự mua thuốc uống điều trị ở nhà.
Sáng 8/1, Cục Y tế dự phòng đã phát thông tin về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc và cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia thành viên duy trì giám sát các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp...
Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Câu lạc bộ Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) đã trở thành địa chỉ hữu ích giúp người bệnh chia sẻ thông tin, nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng, chống hiệu quả bệnh hen phế quản và COPD.
Thông tư Bộ Y tế vừa ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn về 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng BHYT 100% như quy định.
Với nỗ lực, sự linh hoạt của các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh, nhiều kỹ thuật mới đã được chuyển giao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Trong những năm qua, Dr.Marie là đơn vị đồng hành đáng tin cậy của nhiều thế hệ phụ nữ Hà Tĩnh nhờ những nỗ lực trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Bộ Y tế đang trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương bãi bỏ các quy định về xử lý vi phạm chính sách dân số không còn phù hợp, trước mắt bãi bỏ xử lý vi phạm với quy định về số con.
Thời gian tới, hệ thống phòng khám sản phụ khoa Dr.Marie tiếp tục đồng hành cùng phụ nữ Hà Tĩnh và cả nước trên hành trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chương trình tập huấn giúp cán bộ, nhân viên các bệnh viện, cơ sở y tế ở Hà Tĩnh trang bị kỹ năng, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được khánh thành và đưa vào sử dụng là bước tiến mới của ngành Y tế Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Cuộc đời, sự nghiệp và kế thừa những di sản quý báu mà Đại danh y Lê Hữu Trác để lại đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.
Các tham luận của đại biểu tại Hội thảo khoa học Y dược học cổ truyền lần thứ III được tổ chức tại Hà Tĩnh đã góp phần khẳng định giá trị, tầm vóc và những đóng góp to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đối với nền y học nước nhà.
Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
Năm 2025, ngành Y tế sẽ tiếp tục nỗ lực, vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra, thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Với nhiều giải pháp được triển khai, ngành dân số Hà Tĩnh đã thực hiện tốt việc chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Thời gian tới, ngành Dân số Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển.
Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.
Hội thảo đã đánh giá cụ thể những tác động của thiên tai và thời tiết cực đoan lên hệ thống y tế của Hà Tĩnh, từ đó đề ra các chiến lược để tăng cường khả năng chống chịu.
Gần 3.000 người cao tuổi đã tham gia Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi thủ đô năm 2024 tại Hà Nội với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.
Rét đậm kéo dài khiến bệnh nhân lớn tuổi và trẻ nhỏ tăng đột biến. Các bác sỹ Trung tâm Y tế TP Hà Tĩnh sẽ tư vấn cách phòng bệnh cho hai độ tuổi nhạy cảm này.