Gia cảnh khốn khó của “Thánh tán gái Hà Tĩnh”

(Baohatinh.vn) - Nhắc đến “Thánh tán gái Hà Tĩnh”, nhiều người, nhất là người trẻ không lạ lẫm gì anh chàng vui tính này. Thế nhưng, ngoài hình ảnh chàng trai ngây ngô, với những câu hát, vần thơ chọc ghẹo chị em phụ nữ, ít ai biết được thực tế gia cảnh khốn khó của Bùi Đức Hà.

Video: Gia cảnh khó khăn của "thánh tán gái Hà Tĩnh".

“Thánh tán gái Hà Tĩnh” tên thật là Bùi Đức Hà (SN 1988), ở thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Anh chàng này bắt đầu “nổi danh” với sở thích đi lang thang, dùng những ngôn từ "hoa mĩ", chế thơ ca với chất giọng địa phương đặc sệt để chọc ghẹo chị em phụ nữ. Rồi Bùi Đức Hà được biết đến nhiều hơn bởi những lần "tán gái" có nhiều người quay video tung lên các trang mạng xã hội. Cũng có lúc Đức Hà trở thành nhân vật để nhiều người trêu đùa.

Gia cảnh khốn khó của “Thánh tán gái Hà Tĩnh”

Hàng ngày, Bùi Đức Hà vẫn đi hát rong kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Không quá khó khi tìm về Tượng Sơn, chúng tôi được người dân chỉ ngay đến ngôi nhà nhỏ lọt thỏm giữa thôn Bắc Bình - nơi trú ngụ của mẹ con Bùi Đức Hà. Trong căn nhà nhỏ chẳng có vật dụng gì đáng giá ngoài một chiếc giường và vài ghế nhựa đã gãy. Căn nhà cũng do địa phương hỗ trợ xây dựng dành cho hộ nghèo từ cách đây hơn 7 năm. Ngoài thời gian lang thang, Đức Hà trở về nhà và sống với mẹ trong căn nhà này.

Gia cảnh khốn khó của “Thánh tán gái Hà Tĩnh”

Đức Hà sống cùng mẹ trong căn nhà nhỏ do nhà nước hỗ trợ xây dựng.

Gia cảnh khốn khó của “Thánh tán gái Hà Tĩnh”

Bà Hoàng Thị Xuân, năm nay ngoài 70 tuổi mắc bệnh thần kinh.

Đức Hà mồ côi bố từ nhỏ, mẹ là bà Hoàng Thị Xuân, năm nay ngoài 70 tuổi mắc bệnh thần kinh. Khi trò chuyện, chính bà cũng không còn nhớ mình mang họ gì, chồng mất từ năm nào và Đức Hà sinh năm bao nhiêu.

Theo ông Nguyễn Trọng Túc - Thôn trưởng thôn Bắc Bình: Gia đình bà Xuân là hộ nghèo “bền vững” của thôn. Bà có 5 người con thì có 3 người lập nghiệp ở Tây Nguyên. Chỉ có Đức Hà (con thứ 4) sống cùng và người con gái thứ hai lấy chồng ở cạnh bên. Ngoài hưởng khoản trợ cấp dành cho đối tượng bảo trợ xã hội, cả 2 mẹ con đều không có khả năng lao động. Do đó, gia đình chị Thắng - chị gái của “Thánh tán gái Hà Tĩnh” dẫu cuộc sống không khá giả, hiện là chỗ dựa duy nhất cho hai mẹ con bà Xuân.

Gia cảnh khốn khó của “Thánh tán gái Hà Tĩnh”

Chị Thắng là chỗ dựa duy nhất cho mẹ con Đức Hà.

Chị Thắng chia sẻ: "Chúng tôi cũng không biết em đi giờ nào, về giờ nào và đi những đâu. Hà mắc bệnh thần kinh bẩm sinh, thích gì làm nấy và không bao giờ chịu ở yên trong nhà. Tính là thế nhưng Hà thương mẹ, lâu lâu em có đưa về cho tôi lúc 30 nghìn, lúc 50 nghìn dặn để mua thức ăn cho mẹ. Rồi có lần cán bộ của trung tâm dạy nghề cho người tàn tật đến động viên em nó lên đó để học việc, nhưng được hai ba hôm lại bỏ đi lang thang. Không ít lần, vì đi lang thang Hà bị tai nạn, tôi lại tất tả đưa em đi viện. Mới vừa năm ngoái, Hà phải đi mổ ruột thừa và bị nhiễm khuẩn nằm viện mấy tháng trời, vợ chồng tôi chạy đi chạy lại chăm sóc. Bẩm sinh tính cách Hà đã không được bình thường, gia đình cũng chẳng có cách nào để giúp em."

“Với tình cảnh như vậy, chúng tôi mong cộng đồng xã hội cùng giúp đỡ để em có thể chữa trị bệnh hoặc được đào tạo nghề. Với các bạn, khi gặp Hà đi chơi, nếu có thể hãy đồng cảm, chia sẻ và đừng đem em ra làm trò đùa để chọc ghẹo” - chị Thắng đau đáu.

Đọc thêm

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.