Giá như bố mẹ không “trải hoa hồng” trên đường con đi

Con biết bố mẹ luôn là người yêu thương con nhất, luôn là người bao bọc, che chở cho con. Bố mẹ luôn muốn cho con những thứ tốt nhất, luôn "trải hoa hồng" trên đường con đi. Bố mẹ cho con rất nhiều nhưng bố mẹ lại chưa từng hiểu thứ con thật sự muốn là gì?

Nhiều bạn của con ghen tị khi con được bố mẹ chiều chuộng, “nâng như nâng trứng”. Con không phải vất vả mà luôn được bố mẹ “dọn sẵn” mọi thứ trước mắt. Trong mắt bố mẹ, con là công chúa, tiểu thư, bảo bối. Chính vì vậy, bố mẹ làm hết sức để con có điều kiện tốt nhất trong cuộc sống, trong học tập. Bố mẹ luôn muốn con có cuộc sống an nhàn, bình yên, ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Giá như bố mẹ không “trải hoa hồng” trên đường con đi

Suốt 18 năm qua, con luôn sống theo sự sắp xếp của bố mẹ. Từ việc con học trường nào, khối gì, bố mẹ là người chọn. Con đi học thêm giáo viên nào, ở đâu, bố mẹ cũng mất công tìm kiếm và bố mẹ chỉ tin rằng chỉ mình mới có thể tìm những giáo viên giỏi nhất cho con. Bố mẹ không cần biết người giáo viên ấy có phù hợp với con.

Ngôi trường bố mẹ chọn có phải là ngôi trường con thích học. Có thể giáo viên giỏi, ngôi trường chất lượng cao được nhiều học sinh, phụ huynh ao ước nhưng con thích ngôi trường mà giáo viên không cần quá xuất sắc, quan trọng là giáo viên tâm lý, biết tôn trọng từng học sinh.

Những năm tiểu học, bố mẹ can thiệp vào cả việc con chơi với ai. Bố mẹ bắt con ngừng chơi với đứa bạn thân vì trong mắt bố mẹ, người bạn ấy trông “đanh đá, ghê gớm”. Bố mẹ sợ con ảnh hưởng vẻ “nam tính” của bạn ấy. Tất nhiên, với sự non nớt của mình, con phải nghe theo lời bố mẹ. Từ một đứa trẻ cởi mở, thích giao tiếp, dần dần con sống khép mình, ít chơi với các bạn

Lớn hơn, bước vào tuổi teen, lẽ ra thế giới của con là bạn bè, thế nhưng con chỉ thích sống trong “thế giới nhỏ bé” của mình. Cuộc sống của con chỉ xoay quanh “học” và “nhà”. Con dành hết mọi sự tập trung vào việc học. Con không thích sự xô bồ của cuộc sống bên ngoài. Đi học về là con trốn vào phòng. Bởi con cảm thấy chỉ có ở trong phòng mới là nơi an toàn nhất, nhàn nhã nhất.

Bố mẹ vô cùng yên tâm và vui khi đã “nắn” được đứa con theo “khuôn mẫu” mong muốn.

Thế nhưng, bố mẹ biết không? Một đứa trẻ từ lớp 1 đã có thể đứng phát biểu trước toàn trường thì nay không dám đi một mình trong sân trường. Con luôn sợ hãi ánh nhìn của người khác. Con phải lấy vỏ bọc mạnh mẽ để bảo vệ bản thân yếu đuối của mình.

Bạn bè hỏi con, sao ít khi thấy con khóc, ít khi thấy con yếu đuối, gặp chuyện gì cũng có thể nở nụ cười. Nhưng thật sự tâm hồn con rất trống trải. Con chưa từng cảm nhận được niềm vui thật sự là gì!

Con cố gắng hòa nhập với bạn bè nhưng cuối cùng con vẫn cảm thấy lạc lõng. Con tạo cho mình một vỏ bọc mạnh mẽ. Mạnh mẽ đến mức ngay cả bố mẹ cũng không biết. Nhưng con thật sự rất mệt!

Đến khi con học đại học, bố mẹ vẫn dặn con phải cố gắng học. Con biết đó là điều phải làm nhưng đó không phải là câu con muốn nghe. Bố mẹ đã nói câu đó suốt mười mấy năm trời rồi. Bố mẹ luôn nói: “Bạn có rủ đi uống nước hay đi chơi thì đừng có đi, phải chú tâm học”. Con đã nhớ và làm rất tốt. Hiện tại con không có một người bạn, không một người sẻ chia.

Biết con không có bạn thân, bố mẹ khuyên con hãy mở lòng. Nhưng bố mẹ à, con hiện tại đã mất khả năng đó, mỗi lần nghe hai chữ “giao tiếp” con lại thấy sợ. Ngay cả người đối diện là bố mẹ, con cũng không dám mở lời. Hiện tại con chỉ muốn thu mình lại mà thôi!

Theo Phụ nữ Việt Nam

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.