Hành trình thành biểu tượng của Marilyn Monroe

Khi nghĩ tới Marilyn Monroe, thiên hạ thường nhớ tới một biểu tượng tình dục, một nữ diễn viên nổi tiếng, mà không hề biết về thời kỳ ngôi sao này còn có tên Norma Jeane Dougherty đang sống cuộc đời vô cùng buồn tẻ của một bà nội trợ.

Một cuốn sách mới, mang tựa đề Before Marilyn: The Blue Book Modeling Years (tạm dịch: Trước khi trở thành Marilyn - Những năm tháng làm người mẫu tại công ty Blue Book), đã đề cập tới "khoảng tối này".

Sách theo chân Norma Jeane Dougherty, từ một cô bé mồ côi bị bỏ rơi cho đến khi trở thành nữ diễn viên thuộc hàng nổi tiếng nhất mọi thời.

Làm người mẫu tại hãng Blue Book

Cuốn sách cho thấy Jeane, người lập gia đình từ năm 16 tuổi, đã được các nhiếp ảnh gia phát hiện khi cô đang làm việc tại một nhà máy trong thời Thế chiến thứ hai.

Tháng 8/1945, một nhiếp ảnh gia đã đưa Jeane, khi ấy 19 tuổi, tới gặp bà Emmeline Snively, chủ hãng người mẫu Blue Book, tại khách sạn Ambassador ở Los Angeles. Emmeline lập tức ấn tượng với vẻ ngây thơ đáng yêu của Jeane.

Emmeline kể lại chi tiết sự kiện này trong cuốn sách: “Norma Jeane được nhiếp ảnh gia Potter Hueth đưa đến khách sạn. Cô mặc chiếc váy trắng đơn giản và mang theo lý lịch nghề người mẫu của mình, trong đó chỉ có vài bức ảnh. Jeanes ngắm một số bức ảnh người mẫu được treo trong phòng làm việc của tôi, ca ngợi họ xinh xắn. Rồi cô nói: “Bà nghĩ tôi có thể có ảnh trên trang bìa một tạp chí nào đó không?”. Tôi trả lời rằng: "Ồ, có chứ. Cô rất tự nhiên””.

Hành trình thành biểu tượng của Marilyn Monroe ảnh 1

Monroe thời mới bước chân vào nghề người mẫu

Sau đó, Jeane bắt đầu tham gia khóa đào tạo người mẫu kéo dài 3 tháng, với chi phí 100 USD. Emmeline rất ấn tượng khi Jeane học cách tạo dáng rất nhanh. Năm 1945, Jeane kiếm được hợp đồng làm người mẫu đầu tiên, với hình ảnh một nữ tiếp viên trong hội chợ thương mại tổ chức tại Sân vận động Pan Pacific ở Los Angeles.

Ngay sau khi nhận thù lao, Jeane đã khiến Emmeline hết sức kinh ngạc khi lập tức chuyển tiền cho bà, để trả học phí cho khóa đào tạo người mẫu. “Jeane đưa cho tôi 90 USD. Tôi nhận ra cô ấy là người trung thực nên quyết định dành cho cô ấy thật nhiều việc làm” – Emmeline viết.

Sau khi xuất hiện trong nhiều chiến dịch quảng cáo và chụp hàng loạt bức ảnh tạp chí, Jeane đã giành được một hợp đồng quảng cáo nước gội đầu. Đó là khi Emmeline đưa ra lời khuyên mới cho cô: "Nghe này cưng, nếu thực sự muốn có chỗ đứng trong ngành người mẫu, cô phải tẩy và làm thẳng tóc, bởi gương mặt cô hơi tròn và làm tóc như vậy thì gương mặt của cô trông sẽ dài hơn".

Sau đó, Jeane dần nổi lên thành một cô gái vàng, với thù lao 150 USD/tuần. Nhiều người bắt đầu nói về việc đưa cô vào làng điện ảnh. Tháng 7/1946, Jeane tham gia cuộc thử vai tại hãng phim 20th Century Fox và ký hợp đồng đóng vai phụ trong một số bộ phim. Sau đó, nhà làm phim Ben Lyons gợi ý Jeane nên đổi tên thành Marilyn. Bản thân cô tự chọn cho mình cái họ Monroe.

Hành trình thành biểu tượng của Marilyn Monroe ảnh 2
Bìa cuốn sách "Before Marilyn: The Blue Book Modeling Years"

Chấp nhận chụp ảnh khỏa thân để trang trải cuộc sống

Năm 1946, Monroe ly hôn chồng đầu. Tuy nhiên sau đó cô bị hãng 20th Century Fox sa thải và phải làm người mẫu tại một số hội chợ thương mại để có tiền sinh sống. Sau này Monroe nói rằng thời gian ấy đã từng có kẻ gạ cô bán dâm, nhưng bị người đẹp từ chối.

Sau nhiều tháng sống khó khăn, Monroe cuối cùng đã chấp nhận để cho nhiếp ảnh gia Tom Kelley chụp ảnh khỏa thân, với điều kiện vợ ông phải có mặt trong buổi chụp ảnh đó.

“Tôi quyết định phải giữ khoảng cách an toàn với Kelley, người có thể dễ dàng chiếm được tôi trong giây phút mềm yếu đó, khi tôi đang đói lả vì không có tiền mua đồ ăn” – Monroe chia sẻ sau này. Monroe được trả thù lao 50 USD cho bức ảnh ấy.

Chỉ tới khi Monroe kiếm được vai diễn trong phim Love Happy, sự nghiệp diễn xuất của cô bắt đầu cất cánh. Khi Monroe trở nên nổi tiếng hơn vào năm 1952, các bức ảnh khỏa thân cô chụp ngày nào đã xuất hiện trở lại, được người ta chuyền tay nhau xem. Chúng không khiến Monroe gặp rắc rối mà chỉ làm cô thêm nổi tiếng.

Năm 1953, Monroe thủ diễn chính trong phim Gentleman Prefer Blondes và năm sau đó, cô xuất hiện trong phim There's No Business Like Show Business.

Biết được sự nghiệp diễn xuất của Monroe đang tiến lên, Emmeline đã tới trường quay thăm cô và hai người đã chia sẻ rất nhiều chuyện với nhau.

Theo Emmeline, Monroe đã trở thành một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất trong thời đại của mình. Song cô vẫn không thoát khỏi tình trạng bất an, như thời còn là một người mẫu trẻ tuổi đang khao khát tìm kiếm sự nổi tiếng. Monroe đã chết đầy bi kịch do dùng thuốc quá liều tại nhà riêng ở Los Angeles vào ngày 5/8/1962, khi mới 36 tuổi.

Hành trình thành biểu tượng của Marilyn Monroe ảnh 3

Theo TT&VH

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.