Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

(Baohatinh.vn) - Mấy ngày trước, một số giáo xứ ở Hà Tĩnh tổ chức hành lễ đông người tại nhà thờ bất chấp Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế, số đông giáo xứ trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chủ trương của cấp trên; nhiều giáo dân đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân phòng chống dịch.

Với bà con giáo dân, mùa chay mà cao điểm là Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh là những ngày trọng đại trong đời sống tâm linh. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, dịp lễ năm nay, gia đình chị Mai Thị Ngọc (thôn Tân Phú, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) cũng như hơn 4.500 giáo dân Giáo xứ Văn Hạnh đều phải gác lại thói quen đi lễ nhà thờ. Thay vào đó, họ thực hiện cầu nguyện hoặc hành lễ trực tuyến tại nhà.

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Gia đình chị Ngọc tham gia thánh lễ trực tuyến tại nhà.

Chị Ngọc cho biết: “Ngày hai buổi sáng và tối, vợ chồng tôi cùng các con tham gia thánh lễ trực tuyến thông qua việc kết nối mạng internet tại nhà. Không được đến nhà thờ trong mùa lễ trọng là một thiệt thòi lớn về đời sống tâm linh nhưng tất cả giáo dân đều chấp hành rất nghiêm".

Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Văn Hạnh Lê Vinh Hạnh cho biết: “Ngay khi có Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cha xứ và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã ban hành thông báo ngừng các buổi thánh lễ tập trung đông người đến toàn thể giáo dân. Các buổi thánh lễ ở nhà thờ chỉ có cha xứ và một số chức sắc phục vụ tại nhà thờ tham dự. Hoạt động tập thể như đá bóng, vui chơi tại khuôn viên đều không diễn ra từ hơn một tuần nay”.

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Dù là dịp lễ trọng nhưng nhà thờ Giáo xứ Văn Hạnh vẫn đóng cửa.

Chấp hành nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh và thông báo của Tòa Giám mục giáo phận, người dân Giáo xứ Nhượng Bạn cũng đã gác lại nhu cầu thực hành nghi lễ tại nhà thờ vào dịp lễ quan trọng trong năm.

Dù đã lớn tuổi, không thành thạo về công nghệ nhưng ông Võ Quang Hoa (thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm xuyên) vẫn tự mày mò cách sử dụng internet để kết nối với các buổi thánh lễ trực tuyến.

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Các hoạt động vui chơi giải trí tập trung đông người cũng được tạm ngừng hơn một tuần nay (Trong ảnh: Sân bóng tại khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Văn Hạnh đã khóa cửa ngừng hoạt động).

“Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như thế này, giáo dân Giáo xứ Nhượng Bạn thực hiện rất nghiêm túc quy định của chính quyền và thông báo của nhà thờ. Dù không được đến nhà thờ nhưng với những buổi thánh lễ trực tuyến, chúng tôi vẫn thấy lòng an yên” – ông Hoa chia sẻ.

Với vai trò là trưởng thôn, ông Hoa không chỉ thực hiện nghiêm quy định tại gia đình mà còn vận động, hướng dẫn bà con trong giáo xứ chấp hành việc tham gia thánh lễ tại nhà, không tụ tập đông người, thực hiện các biện pháp phòng dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên...

Ông Hoa cũng cho biết, để phòng sự lây lan của dịch bệnh, thôn đã tiến hành phun khử trùng 3 ngày/ lần tại nhà thờ, các hộ gia đình và những điểm sinh hoạt công cộng.

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Không được đến nhà thờ, nhưng vợ chồng ông Võ Quang Hoa vẫn an lòng với các buổi thánh lễ trực tuyến

Khi biện pháp “giãn cách xã hội” được áp dụng, dưới sự hướng dẫn của chính quyền các cấp, Giáo xứ Đồng Hòa (thuộc thôn Tây Hà, xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh) đã thực hiện quyết liệt các biện pháp an ninh và được giáo dân đồng tình hưởng ứng.

Theo đó, ngay tại cổng chào của giáo xứ đã có thông báo về các biện pháp phòng chống dịch như: không tụ tập, mua bán hàng rong; tránh tiếp xúc với người lạ; chủ động khai báo y tế…

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Ông Võ Quang Hoa ở Giáo xứ Nhượng Bạn (bên trái) thường xuyên vận động người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch

Linh mục Trần Sỹ Chung - Quản xứ Đồng Hòa cho biết: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp cán bộ địa phương theo dõi sát sao, nắm tình hình người dân trên địa bàn, đặc biệt là những người đi từ vùng dịch về. Đồng thời, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định về tiếp xúc xã hội trong thời gian này để công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả cao nhất”.

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Giáo xứ Đồng Hòa treo thông báo yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Không chỉ thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch, hầu hết giáo dân trên địa bàn Hà Tĩnh còn tích cực hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 của Ủy ban MTTQ tỉnh.

Giãn cách xã hội, hầu hết giáo dân ở Hà Tĩnh an lòng dự thánh lễ tại nhà

Gia đình anh Nguyễn Văn Hùng trao tặng suất ăn cho cán bộ, người dân tại khu cách ly. Ảnh: CTV

Tiêu biểu như gia đình: anh Nguyễn Văn Hùng, chị Nguyễn Thị Ký (tổ dân phố 6, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh) ở Giáo xứ Tiếp Võ đã tự tay chuẩn bị 70 suất ăn mang tặng cho cán bộ phục vụ, giáo dân tại khu cách ly trên địa bàn; cụ Nguyễn Hồng Phong (91 tuổi) và vợ là cụ bà Nguyễn Thị Hường (76 tuổi) là giáo dân thuộc Giáo xứ An Nhiên, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) ủng hộ 1,1 tấn gạo cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19...

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.