Giận là để yêu nhau nhiều hơn

Khi người ta thật lòng yêu nhau thì dù có phát sinh mâu thuẫn lớn thế nào cũng sẽ biết tìm cách hóa giải. Còn một khi không còn yêu nhau nữa thì một cuộc cãi vã nhỏ cũng sẽ là cái cớ để buông bỏ, rời xa.

gian la de yeu nhau nhieu hon

Sáng qua vợ chồng tôi cãi nhau, khi nỗi cảm xúc không cách nào chế ngự, tôi đã nói với chồng rằng: “Tôi hối hận…”, “Hối hận vì đã lấy anh chứ gì?” - Chồng tôi cướp lời rồi vùng vằng ra khỏi nhà, bỏ lại tôi một mình trong căn nhà yên ắng.

Tôi mệt mỏi ngồi xuống giường, chạm vào mắt là tấm ảnh cưới. Trong đó chồng tôi chỉn chu trong bộ vét xanh, còn tôi rạng ngời ôm hoa trong chiếc váy cưới trắng tinh điệu đà. Ngày ấy chưa vướng bận âu lo, hôn nhân trong suy nghĩ của tôi không giống như hiện tại thế này. Chúng tôi dễ nổi cáu với nhau bắt đầu từ những chuyện chẳng đâu vào đâu cả.

Một cậu bạn tôi từng nói: Hôn nhân nghĩa là một cuộc chịu đựng kéo dài. Đôi nào chịu đựng được nhau thì bền lâu, đôi nào không chịu đựng được nhau thì tan rã. Và ngay cả chịu đựng như thế nào người ta cũng vẫn phải học.

Bật điện thoại, tôi nhận được đường link chồng gửi qua trang cá nhân, đó là bức ảnh một cụ bà ngồi phía sau vòng tay ôm cụ ông, đầu bà dựa vào lưng cụ ông mắt nhắm một cách an yên, còn cụ ông hình như đang dùng khăn lau nước mắt. Dưới bức ảnh ấy là lời nhắn của chồng tôi: “Anh thực sự chẳng mơ ước điều gì to tát. Chỉ mong có thể sống với nhau đến già, khi bệnh tật ốm đau, vợ chồng mình vẫn có thể cận kề bên nhau như thế. Ước mơ như này liệu có tham lam quá không?”.

Bức ảnh ấy, câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng ấy tôi đã đọc đã xem qua rồi trên mạng rồi. Thế nhưng hôm nay, dưới bức ảnh ấy là tin nhắn được viết bởi một người đàn ông khô khan như chồng tôi khiến tôi xúc động.

Tôi nghĩ về bố mẹ tôi. Ông bà đều đã ngoài bảy mươi. Bố tôi hơn nửa cuộc đời sống xa nhà, nghỉ hưu mới về với mẹ. Bố tôi khó tính, hầu như không có ngày nào ông không than phiền hay cằn nhằn với mẹ một điều gì đó. Hai ông bà mà ngồi với nhau, nói về chuyện gì đấy, lúc đầu còn vui vẻ, cuối cùng bao giờ cũng là cãi vã.

Nhiều khi tôi bảo mẹ rằng biết bố khó tính rồi thì bớt trò chuyện với nhau đi, rảnh thì đi đâu đó mà chơi, cứ ngồi với nhau làm gì cho sinh chuyện. Mẹ tôi nói bà chẳng thiếu chỗ để đi, nhưng bà đi thì ông ngồi một mình ở nhà cũng buồn. Vả lại ông nói nhiều, ông hay gắt gỏng, bà nghe mãi rồi cũng quen.

Ấy vậy mà bà chỉ cảm cúm một chút là ông lo chạy đi mua thuốc, lo lóc cóc đạp xe đi chợ mua thịt về băm nấu cháo cho bà. Ông nói chăm bà khỏe để bà còn lo cho ông. Ông ốm đau nằm viện, ông bắt bà mang theo hành lý hai ông bà cùng ở viện. Ông không cho đứa con nào ở chăm, vì không ai chiều ông được như bà. Mặc dù bà chăm ông vẫn cứ phải nghe ông “mắng như hát hay” mỗi ngày.

Mẹ tôi nói, vợ chồng là như thế, hợp nhau thì cãi nhau ít, khắc nhau thì cãi nhau nhiều. Bát đũa còn xô nhau huống chi hai người không cùng tính cách không cùng suy nghĩ. Nhưng xô nhau cũng vừa đủ để nhận ra đúng sai chứ không phải xô nhau cho đổ bể rồi vợ chồng chia lìa, con cái bơ vơ tủi nhục.

Ở trên đời này, nếu nói một thứ gì đó vô cùng xa lạ mà cũng vô cùng gần gũi ấy là vợ với chồng, vô cùng tàn nhẫn nhưng cũng vô cùng yêu thương cũng là vợ với chồng. Phải đến khi cô đơn, khi mỏi mệt ốm đau mới cảm nhận rõ giá trị vô ngần của hai từ ấy.

Mỗi lần gặp, đa số bạn bè tôi cũng đều mang tâm trạng giống nhau, ít nhiều thất vọng về cuộc hôn nhân của mình. Ai cũng nhớ về ngày mới yêu thương hò hẹn, nhớ về ngày mới run run nắm tay, ngại ngùng trao vòng tay ôm hay mê đắm trong những lời dịu ngọt. Rồi nhìn về hiện tại, thấy người mình từng yêu sao khác xưa nhiều quá. Đến nỗi có người nói rằng nếu biết trước được bạn đời của mình là người như thế thì ngày xưa đã không lựa chọn.

Thực ra thì ngày yêu nhau chúng ta cứ nghĩ yêu là bất chấp mọi thứ để theo đuổi. Kết hôn rồi mới biết chỉ tình yêu thôi là chưa đủ. Để có được bình yên, để hôn nhân hạnh phúc thì vợ chồng phải luôn vì nhau mà cố gắng, vì nhau mà thay đổi bản thân.

Khi người ta thật lòng yêu nhau thì dù có phát sinh mâu thuẫn lớn thế nào đi nữa cũng sẽ biết tìm cách hóa giải. Còn một khi người ta không còn yêu nhau thì một cuộc cãi vã nhỏ cũng sẽ là cái cớ để buông bỏ, rời xa. Và tôi biết chồng tôi rời khỏi nhà trong nỗi chán chường tức giận nhưng ngay sau đó anh lại vẫn mơ tưởng đến khi già vẫn còn có thể bên nhau. Tôi chỉ vì một tin nhắn của chồng mà bỗng chốc quên hết mọi ấm ức hờn giận. Vợ chồng, giận nhau là để nhận ra còn thương nhau, giận nhau để yêu nhau nhiều hơn nữa.

Người ta hay nói đến hạnh phúc là một điều gì đó to tát xa vời, là thứ gì đó lung linh huyền diệu mà quên đi rằng hạnh phúc cực kì đơn giản. Chỉ là mỗi ngày đi qua, mặt trời mọc rồi lặn, trời nắng rồi mưa, lúc vui sướng tột cùng hay tột cùng tuyệt vọng vẫn chỉ muốn về nhà bởi biết rằng ở đó có người đang đón đợi.

Theo Dân trí

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.