Giáo dục pháp luật cho gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà

(Baohatinh.vn) - "Nhiều phạm nhân đang bị giam giữ và cải tạo tại trại giam không chuyên tâm cải tạo. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nhà phạm nhân là rất cần thiết" - Trung tá Bùi Quốc Toản – Phó Giám thị Trại giam Xuân Hà - Bộ Công an (đóng tại Thạch Hà, Hà Tĩnh) khẳng định

Giáo dục pháp luật cho gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà

Hội nghị gia đình phạm nhân là dịp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến gia đình những người đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam

Hưởng ngày pháp luật Nước CHXHCN Việt Nam, Trại giam Xuân Hà đã tổ chức một hội nghị đặc biệt. Những người tham gia hội nghị lần này là phạm nhân và người nhà của họ.

Bắt chuyến xe đêm từ Đại Từ (Thái Nguyên) vào thăm con và tham dự hội nghị, bà Trần Thị T. và con dâu đến trại giam lúc trời vừa hửng sáng. Cũng như nhiều gia đình khác, mẹ con bà ngóng chờ giây phút được gặp con trai đang thụ án tại đây. Bà cho biết: “Nó dính án 20 năm tù, đã cải tạo được 12 năm rồi. Vì một phút bồng bột mà phải trả giá đắt, hết cả tuổi xuân rồi. Nhà ở xa, không đi thăm gặp thường xuyên được, hôm nay mẹ con tôi được vào thăm nó để động viên tinh thần, khuyên răn nó cải tạo tốt còn sớm trở về với gia đình, xã hội.”

Giáo dục pháp luật cho gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà

Sự động viên, khuyên răn của người thân sẽ tác động rất lớn đến tư tưởng, giúp phạm nhân yên tâm cải tạo tốt

Được nghe cán bộ trại giam báo cáo tình hình cải tạo, giáo dục, thực hiện chế độ chính sách với phạm nhân, hầu hết các gia đình rất đồng tình bởi sự quản lý, giáo dục đó vừa mang tính trừng trị, răn đe nghiêm khắc, vừa có sự khoan hồng, nhân văn của pháp luật.

Sau buổi hội nghị tuyên truyền pháp luật, giây phút mà người nhà các phạm nhân mong chờ cũng đã đến. Một bữa ăn gia đình ấm cúng đã được chính tay các cán bộ, chiến sĩ trại giam chuẩn bị tươm tất.

Ôm chặt bờ vai gầy run run của bà mẹ, phạm nhân Đỗ Văn H. (Nam Đàn - Nghệ An) xúc động: “Gần 10 năm rồi, em mới lại được ngồi tử tế để ăn bữa cơm tươm tất, ấm cúng với mẹ và vợ con như thế này. Em làm khổ người thân nhiều quá rồi, em phải trả giá cho những lỗi lầm của mình. Được gặp mặt đoàn viên gia đình như thế này, chúng em biết rằng người thân vẫn chờ đợi mình, để các phạm nhân yên tâm cải tạo tốt, sớm trở về với xã hội.”

Giáo dục pháp luật cho gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà

Bữa cơm của gia đình và phạm nhân được chính tay cán bộ, chiến sĩ trại giam chuẩn bị chu đáo, tươm tất

Trung tá Bùi Quốc Toản – Phó Giám thị Trại giam Xuân Hà cho biết: “Hiện nay, trại gian Xuân Hà đang quản lý, giáo dục hơn 1.500 phạm nhân. Bên cạnh những phạm nhân chấp hành tốt nội quy thì cũng rất nhiều phạm có mức án cao, nhiều tiền án tiền sự, mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình không quan tâm thăm gặp đã có tâm lý chán nản nên tỏ ra chống đối, tìm mọi cách vi phạm nội quy. Có những phạm nhân thì lại được gia đình quá “chiều chuộng”, đã tìm đủ thủ đoạn tinh vi để mang hàng cấm như sim, pin điện thoại, rượu bia, ma túy, tiền mặt… vào khu vực thăm gặp cho con em mình sử dụng. Đây là hành động tiếp tay, coi thường pháp luật, ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục phạm nhân. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho gia đình, bạn bè các đối tượng này là vô cùng quan trọng và cần thiết”.

Giáo dục pháp luật cho gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà

Giây phút đoàn viên hiếm hoi giúp gia đình và phạm nhân nhận thức được lỗi lầm, động viên nhau chấp hành tốt quy định pháp luật để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước

Có thể thấy, việc gặp gỡ gia đình phạm nhân là một hoạt động có ý nghĩa, là dịp để phạm nhân, người nhà phạm nhân và cán bộ chiến sĩ trại giam trao đổi, phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án của phạm nhân. Đồng thời, tạo không gian riêng cho các phạm nhân và gia đình được chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, động viên nhau chấp hành tốt nội quy, quy định pháp luật. Sự động viên, khuyên răn từ gia đình sẽ tác động rất lớn về mặt tư tưởng, giúp người đang chấp hành án yên tâm cải tạo để sớm được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước.

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Đổi đời bằng... mạng sống

Đổi đời bằng... mạng sống

Chưa kịp “đổi đời” từ việc vận chuyển thuê ma túy, 2 bị cáo Yia Song và Keo Song (Quốc tịch Lào) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên mức án tử hình.