Từ thơ bé đến lúc trưởng thành, có lẽ không ai quên được hành trang đầu đời của mình khi bước vào lớp 1. Cổ nhân dạy “nhân bất học bất tri lý”. Việc học ở đây không đơn thuần là học chữ; đọc thông viết thạo, thông thạo các con số mà hơn nữa là để trẻ biết học cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô. Nói rộng hơn đó là học cách làm người. Do vậy, trẻ bước vào lớp 1 là bước sang một môi trường mới.
Đón em vào lớp 1. Ảnh tư liệu của Thúy Ngọc
Vậy làm thế nào để trẻ yêu thích và quen dần với kiến thức sách vở, những lời dạy dỗ của thầy, cô và những lời khuyên răn của cha mẹ. Tâm lý của trẻ khi vào lớp 1 không phải em nào cũng yêu thích học tập ngay mà đa số còn rụt rè, e ngại. Ngại phải ngồi lâu ở lớp, không được chạy nhảy tự do như ở trường mầm non; ngại tiếp xúc với những thầy, cô nghiêm nghị và có em còn ngại luôn cả những sinh hoạt bình thường của mình trong vấn đề vệ sinh.
Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, điều đó không dễ cho các bậc phụ huynh và không dễ cho cả nhà trường. Do vậy, để không có tư tưởng ngại học và thậm chí không muốn học, công việc đầu tiên của các bậc cha mẹ là phải chuẩn bị chu đáo tất cả những việc mà trẻ cần như sách giáo khoa, vở tập viết, đồng phục... đúng theo quy định của nhà trường. Các bậc cha mẹ nên đưa đón con đến nơi đến chốn và động viên con bằng những lời nhẹ nhàng nhất. Trường hợp bố mẹ quá bận công việc cần nhờ người thân nhất đón bởi trẻ rất hay tủi thân.
Buổi đầu, trẻ có thể mảng chơi và tiếp thu bài chưa tốt, cha mẹ phải có “nghệ thuật” giúp trẻ lĩnh hội dần kiến thức. Không nên nổi nóng với trẻ, đó là một trong những khâu quan trọng để trẻ có thể thành thật thông báo việc học tập của mình. Phụ huynh cũng cần liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để biết thêm về lực học, về các hoạt động vui chơi và tình hình sức khỏe của con mình. Nếu xem nhẹ vấn đề này sẽ không nắm được thực lực của con. Thực tế cho thấy, một số người chủ quan, ít theo dõi và xem nhẹ chuyện học lớp 1 của con, đến lúc biết thì đã muộn.
Hầu như ở các trường, dạy học sinh lớp 1 đều là những cô giáo trẻ, nhiệt tình, nhưng cũng có không ít cô giáo chưa có kinh nghiệm giảng dạy và nắm bắt tâm lý trẻ. Một số cô giáo khác biết được các điểm yếu của học sinh như hay nói chuyện riêng, hiếu thắng, tiếp thu bài chậm nhưng lại không dám thông báo ngay cho phụ huynh biết vì sợ phụ huynh tự ái… Đây là khuyết điểm lớn cần sớm được khắc phục. Bởi học sinh vào lớp 1 là cái “gốc” quan trọng. Do vậy, cô giáo dạy lớp 1 phải “chỉnh trang”, “bổ cứu” nhân cách các em ngay từ đầu. Các cô không chỉ luyện cho các em từng nét chữ và tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cầm phấn mà còn dạy cả cách giao tiếp, ứng xử với mọi người. Sự kính trọng cha mẹ, yêu thương ông bà, lễ phép với người lớn…
Vào lớp 1, trẻ dần định hình nhân cách làm người, chính vì thế, tình thương và trách nhiệm từ phụ huynh và nhà trường phải được nhân lên, khơi dậy từ 2 phía.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí ở bậc tiểu học, THCS, từ năm học 2025-2026.
Gần 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh sẽ bước vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Giai đoạn nước rút này, các trường học đang tăng tốc ôn luyện kiến thức cho các em.
Với tổng điểm 140, đội Trường TH - THCS - THPT iSchool Hà Tĩnh đã phá vỡ kỷ lục trước đó do đội Trường THCS Bắc Hồng nắm giữ, trở thành đội có số điểm cao nhất từ đầu chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 đến nay.
Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên thống nhất trong tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, THCS và THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Không chỉ là đội đầu tiên giải mã thành công câu hỏi ô chữ bí ẩn trị giá 40 điểm, 3 chàng trai đội Trường THCS Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) còn xuất sắc lập kỷ lục điểm số cao nhất tính đến thời điểm hiện tại ở chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2.
Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, sữa giả tràn lan trên thị trường, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường, phụ huynh ở Hà Tĩnh.
Ở tuổi 13, em Nguyễn Trần Minh Thư - học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đạt điểm IELTS 8.0, trong đó Listening đạt tuyệt đối 9.0.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để khơi dậy, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Với nhiều giải pháp hiệu quả, sáng tạo, các trường học ở Hà Tĩnh đã bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy sự nỗ lực học tập, rèn luyện, cống hiến cho học sinh.
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều sinh viên ở Hà Tĩnh lựa chọn học song ngành như một cách để mở rộng tri thức, trang bị kỹ năng và nhân đôi cơ hội việc làm trong tương lai.
Hội thi nhằm tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích cho học sinh yêu thích tiếng Anh, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho cấp tiểu học tại Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Để chuẩn bị cho năm học mới 2025 -2026, Trường Hội nhập Quốc tế Ischool Hà Tĩnh tuyển dụng một số giáo viên với số lượng, tiêu chuẩn và kế hoạch như sau:
Kết thúc Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025, huyện Hương Sơn có 16/18 giáo viên đạt giải, nằm trong top các địa phương đứng đầu toàn tỉnh.
Cô bé Võ Thảo Trúc (Can Lộc, Hà Tĩnh) gây ấn tượng mạnh tại gameshow “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 với phần thuyết trình đầy cảm xúc, giành trọn 3 điểm 10 từ Ban Giám khảo.
Việc tổ chức kỳ thi thử nhằm tạo điều kiện để học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh kiểm tra kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị tốt tâm lý, phương pháp làm bài trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Nhiều trường học tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Khác với những thư viện truyền thống, "Thư viện xanh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) được tạo nên bởi các sản phẩm tái chế từ nhựa vừa tiết kiệm chi phí, vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Công trình dãy nhà học tại Trường Mầm non Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, do Agribank Hà Tĩnh II tài trợ.
Nhiều giải pháp mới, kinh nghiệm hay đã được các đại biểu đề xuất, chia sẻ với ngành giáo dục Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Nguyễn Đình Đức Mạnh và Bùi Ngọc Bảo Châu (lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) là 2 trong 16 đại diện Việt Nam tham gia Chương trình Lãnh đạo Thanh niên năm 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 6 tới.
Giải Nhất giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Hà Tĩnh là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Anh (SN 2000) tiếp tục sáng tạo, đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.