Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

(Baohatinh.vn) - Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.

Từ ngày cậu con trai lên lớp 8, chị Lê Tâm (TP Hà Tĩnh) dường như mang nhiều nỗi lo lắng, tâm tư hơn trước. Chỉ chưa đầy một năm trước, con trai chị vẫn còn là một cậu bé hài hước, tinh nghịch, luôn gần gũi và tình cảm với mẹ, hay chia sẻ với mẹ những câu chuyện vui buồn trên lớp học, những khúc mắc với bạn bè.

a1-1212.jpg
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ cần được định hướng để sống, học tập và vui chơi trong những môi trường lành mạnh. Ảnh Thiên Vỹ.

Thế nhưng, khi bước sang lớp 8, cùng với sự thay đổi vượt trội về chiều cao, cân nặng thì cậu bé cũng thay đổi hẳn tính cách. Cậu không còn thủ thỉ chuyện trò, “bám” mẹ nhiều như trước. Thậm chí, đôi khi còn cáu gắt vô cớ, có những phản ứng khá gay gắt khi bố mẹ phê bình, góp ý - điều mà từ bé đến nay, chị Tâm chưa từng chứng kiến ở cậu con trai ngoan ngoãn của mình.

Chị Tâm chia sẻ: “Tôi thật sự thấy lo lắng vì có cảm giác con ngày càng xa bố mẹ, không còn gắn kết tình cảm nhiều như trước nữa. Càng ngày, tôi càng thấy để hiểu được con thật khó!”.

Còn chị Thu Hằng (Thạch Hà) thì gặp vấn đề “nan giải” hơn với cô con gái học lớp 9, ấy là cô bé đã có bạn trai. Khi phát hiện ra những tin nhắn tình cảm, yêu đương của con với bạn trai đang học lớp 11, chị đã rất sốc.

Không kìm chế được cơn tức giận bột phát, vợ chồng chị đã tra khảo và có những lời lẽ nặng nề, xúc phạm con. Khác với dự đoán của chị, rằng con sẽ nhận lỗi và từ bỏ chuyện yêu đương để chú tâm học hành thì con gái chị đã phản ứng kịch liệt, cãi lại bố mẹ.

Cô bé nói rằng đó là quyền riêng tư của bản thân, bố mẹ không được xâm phạm. Cũng từ đó, cứ đi học về là cô bé đóng kín cửa phòng như một hình thức “trả đũa”. Với bản tính nóng nảy của đàn ông, chồng chị Hằng đã không giữ được bình tĩnh trước những biểu hiện của con gái và không khí gia đình ngày càng căng thẳng, vợ chồng chị và con càng không thể tìm thấy tiếng nói chung.

bqbht_br_1-2611.jpg
Sự quan tâm, đồng hành của bố mẹ trong độ tuổi dậy thì là hành trang để con vững vàng bước vào đời.

Câu chuyện về những đứa trẻ đang ở vào độ tuổi mới lớn như thế khiến không ít cha mẹ phải đau đầu. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, độ tuổi dậy thì là khi trẻ bước vào một giai đoạn thay đổi rất lớn về thể chất, kéo theo những thay đổi phức tạp về tâm lý.

Trẻ bắt đầu biết khám phá bản thân, tò mò về giới tính; trẻ độc lập trong suy nghĩ và có chính kiến hơn. Là giai đoạn phát triển nhạy cảm nên trẻ có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn tâm lý như: căng thẳng, lo âu, chán nản, buồn vui vô cớ, dễ nổi nóng, thích thể hiện và khẳng định cái tôi cá nhân, có xu hướng “nổi loạn”…

Để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, điều cha mẹ cần làm là gì? Trao đổi về vấn đề này, tiến sỹ tâm lý học Nguyễn Văn Hòa (Trường Đại học Hà Tĩnh) cho rằng, trước hết, cha mẹ phải dành thời gian và sự quan tâm để nắm bắt được những thay đổi về thể chất, tâm lý của con. Phát hiện những điều bất thường, những khó khăn con đang gặp phải để có sự động viên, đồng hành cùng con tháo gỡ những khó khăn đó.

Cùng với đó, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cơ bản về giới tính, tình bạn, tình yêu, kỹ năng xử lý những tình huống có thể gặp phải trong cuộc sống để tự bảo vệ bản thân. Định hướng để trẻ tránh xa những điều tiêu cực, những thông tin xấu độc; khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao…

“Bố mẹ đừng coi con như những đứa trẻ chưa lớn rồi dùng những lời lẽ coi thường, xúc phạm khi trẻ phạm lỗi, mà phải có sự tôn trọng ý kiến, sở thích, tiếp thu đề xuất của con và giải quyết những điều trong giới hạn cho phép. Hãy làm bạn với con để chúng luôn cảm thấy được bố mẹ thấu hiểu, đồng hành trong giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì. Đó sẽ là hành trang để con vững vàng hơn khi bước vào đời” - tiến sỹ Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Video xấu trên mạng xã hội đang "đầu độc" trẻ em

Video xấu trên mạng xã hội đang "đầu độc" trẻ em

Trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện tràn lan các video có nội dung xấu độc, được ngụy trang tinh vi dưới hình thức phim hoạt hình hướng đến trẻ em. Phụ huynh Hà Tĩnh cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực này?
Đỗ Nam Khánh - chàng trai khiếm thị giàu nghị lực

Đỗ Nam Khánh - chàng trai khiếm thị giàu nghị lực

Với Đỗ Nam Khánh, sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, hành trình chạm tới ước mơ không chỉ là vượt qua những giới hạn của bản thân mà còn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người.
Thủ khoa khối D01 Hà Tĩnh là nữ bí thư chi đoàn đa năng

Thủ khoa khối D01 Hà Tĩnh là nữ bí thư chi đoàn đa năng

Đạt kết quả học tập xuất sắc, năng động trong tham gia các hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa, em Trần Kim Ngân, Bí thư Chi đoàn 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh viết tiếp chuỗi thành tích đáng ngưỡng mộ với kết quả thủ khoa toàn tỉnh khối D01.
Bật mí về ngôi trường có 17 điểm 10

Bật mí về ngôi trường có 17 điểm 10

Với 17 điểm 10 từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Trường THPT Cẩm Bình (xã Cẩm Bình, Hà Tĩnh) đã thể hiện sự bứt phá đầy ấn tượng, đồng thời chứng minh về chất lượng giáo dục đại trà.
Lớp học trường làng có 4 điểm 10

Lớp học trường làng có 4 điểm 10

Với 4 điểm 10 và điểm trung bình khối A00 ấn tượng 24,93, lớp 12A1 đã trở thành niềm tự hào của Trường THPT Cẩm Xuyên (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.