Theo yêu cầu của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 về tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược giai đoạn 1 (2011-2015) vào đầu năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn công tác tổ chức sơ kết, đánh giá thực hiện Chiến lược này.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Yêu cầu đánh giá giai đoạn 1 thực hiện trên phạm vi cả nước, được thực hiện từ các cơ sở giáo dục, có sự tham gia của các đối tượng học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng, giáo viên, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người sử dụng lao động.
Các đơn vị thực hiện đánh giá Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đánh giá tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và tám giải pháp (đến năm 2015) của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; những kiến nghị, đề xuất thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
Để đạt được các mục tiêu trên, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 giai đoạn 1 sẽ tập trung vào tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học, giáo dục thường xuyên.
Tình hình thực hiện các giải pháp phát triển giáo dục gồm đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục;
Công tác tổ chức thực hiện gồm công tác tuyên truyền; công tác tổ chức thực hiện; công tác chỉ đạo và kiểm tra thực hiện chiến lược.
Đánh giá việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 1 được dựa trên nhiệm vụ được phân công trong Chiến lược Phát triển giáo dục; xem xét tính kịp thời, hiệu quả của các văn bản chỉ đạo; trách nhiệm của các Bộ, ngành; công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành.
Việc đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 1 cần chỉ rõ những thành tựu, những hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và những bài học kinh nghiệm.
Các Bộ, ngành hoàn thành việc đánh giá tình hình ban hành các cơ chế chính sách, triển khai các chính sách thuộc lĩnh vực quản lý và các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc đánh giá thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm nhất trước 30/1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp báo cáo sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp và hoàn thiện trình Trưởng ban Chỉ đạo, Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực và trình Chính phủ trước ngày 30/3./.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí ở bậc tiểu học, THCS, từ năm học 2025-2026.
Gần 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh sẽ bước vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Giai đoạn nước rút này, các trường học đang tăng tốc ôn luyện kiến thức cho các em.
Với tổng điểm 140, đội Trường TH - THCS - THPT iSchool Hà Tĩnh đã phá vỡ kỷ lục trước đó do đội Trường THCS Bắc Hồng nắm giữ, trở thành đội có số điểm cao nhất từ đầu chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 đến nay.
Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên thống nhất trong tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, THCS và THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Không chỉ là đội đầu tiên giải mã thành công câu hỏi ô chữ bí ẩn trị giá 40 điểm, 3 chàng trai đội Trường THCS Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) còn xuất sắc lập kỷ lục điểm số cao nhất tính đến thời điểm hiện tại ở chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2.
Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, sữa giả tràn lan trên thị trường, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường, phụ huynh ở Hà Tĩnh.
Ở tuổi 13, em Nguyễn Trần Minh Thư - học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đạt điểm IELTS 8.0, trong đó Listening đạt tuyệt đối 9.0.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để khơi dậy, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Với nhiều giải pháp hiệu quả, sáng tạo, các trường học ở Hà Tĩnh đã bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy sự nỗ lực học tập, rèn luyện, cống hiến cho học sinh.
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều sinh viên ở Hà Tĩnh lựa chọn học song ngành như một cách để mở rộng tri thức, trang bị kỹ năng và nhân đôi cơ hội việc làm trong tương lai.
Hội thi nhằm tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích cho học sinh yêu thích tiếng Anh, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho cấp tiểu học tại Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Để chuẩn bị cho năm học mới 2025 -2026, Trường Hội nhập Quốc tế Ischool Hà Tĩnh tuyển dụng một số giáo viên với số lượng, tiêu chuẩn và kế hoạch như sau:
Kết thúc Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025, huyện Hương Sơn có 16/18 giáo viên đạt giải, nằm trong top các địa phương đứng đầu toàn tỉnh.
Cô bé Võ Thảo Trúc (Can Lộc, Hà Tĩnh) gây ấn tượng mạnh tại gameshow “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 với phần thuyết trình đầy cảm xúc, giành trọn 3 điểm 10 từ Ban Giám khảo.
Việc tổ chức kỳ thi thử nhằm tạo điều kiện để học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh kiểm tra kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị tốt tâm lý, phương pháp làm bài trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Nhiều trường học tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Khác với những thư viện truyền thống, "Thư viện xanh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) được tạo nên bởi các sản phẩm tái chế từ nhựa vừa tiết kiệm chi phí, vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Công trình dãy nhà học tại Trường Mầm non Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, do Agribank Hà Tĩnh II tài trợ.
Nhiều giải pháp mới, kinh nghiệm hay đã được các đại biểu đề xuất, chia sẻ với ngành giáo dục Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Nguyễn Đình Đức Mạnh và Bùi Ngọc Bảo Châu (lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) là 2 trong 16 đại diện Việt Nam tham gia Chương trình Lãnh đạo Thanh niên năm 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 6 tới.
Giải Nhất giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Hà Tĩnh là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Anh (SN 2000) tiếp tục sáng tạo, đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.